1.Năm cuối thực tập tốt nghiệp ĐH vào mùa hè nắng gay gắt.Chúng tôi ở khu C nhà tôn ,nóng hầm hập đến chiều tối.Nơi vệ sinh tắm giặt là 2 cái giếng và nhà cầu ở hai đầu hồi cho hàng trăm con người.Lúc này nhà trường tiếp nhận học sinh tốt nghiệp tại trường Kinh tế quốc dân Hà nội về làm giáo viên cho khoa kinh tế. Các giáo viên trẻ khỏang 7 người được bố trí một dãy nhà gần giếng. Hàng ngày gặp mặt ,chúng tôi chào "anh" vì cho rằng mình cũng sắp ra trường như họ thôi. Các giáo viên phàn nàn với khoa , muốn chúng tôi gọi bằng "thầy" nhưng không chuyển biến gì hơn. Đúng là tuổi trẻ cứng đầu ,cứ muốn sớm khẳng định quyền lực của mình.
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
40.NGHIỆP 1:KHỞI
1.Quê tôi nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa.Khi vào HTX ,đất đai bị phân chia laị nên diện tích trồng dâu bị thu hẹp ,manh mún vì thế nghề nuôi tằm mai một dần.Người theo nghề này có chuyên môn riêng và rất chịu khó nên không làm tập thể kiểu hợp tác được.HTX lo mua con giống phân phối về phát cho các tổ nuôi tằm rồi thu mua lại kén đi nhập cho lò ươm tơ,quy ra lúa trả cho họ lúc đến mùa.Chỉ những nhà có vườn rộng trồng thêm dâu ,có nghề ,kết hợp với tổ nhận đất khoán đủ rộng mới tiếp tục theo đuổi nghề .
Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012
39.BIẾN !
Mấy hôm rồi Thanh tra thuế Thành phố quần đảo họat động SXKD hai năm 2010/2011 của Công ty bở cả hơi tai.Cuối năm rùi , họ chạy kế hoạch nên phải bóp cổ doanh nghiệp thôi và nhất là gặt hái đón chào năm con rắn chứ.
Bới tìm ,bắt bẻ đủ kiểu ;cuối cùng mới tìm ra hai mục : 1/Chi phí đi công tác nước ngoài 160 triệu $ của Giám đốc cũ vì không có thẻ lên máy bay (nhở mua vé rồi không đi thì sao ?) 2/Chi bồi dưỡng độc hại cho công nhân gần 400 triệu $ và ăn ca 600 triện $ vì Thỏa ước lao động tập thể có chữ ký của GĐ và CT công đoàn nhưng không đăng ký với Phòng lao đông quận .
Với việc quy chụp vậy ,họ bắt nộp thuế TNDN (giảm 50%) trên 150 triệu $.Thế là mất tiêu khoản quà Tết DL cho cán bộ công nhân viên công ty rồi,chắc là giảm từ 500 k còn 300 k quá .
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
38.CẢ CƯỜI
07:39 11 thg 11 2012 Công khai 76 Lượt xem
Pho to:NET
Có ngày bỗng chán cuộc vui
Ngả lưng xuống cỏ ngủ vùi cùng trăng
Trong mơ gặp cả chị Hằng
Nô đùa hớn hở như chàng măng tơ
Đến mồ hôi tóat đáng ngờ
Giật mình tỉnh giấc vợ chờ kề bên
Rằng thiên đường ấy buồn tênh
Về đây cày ải nổi nênh với đời
Độc ca tiếng dế rã rời
Bốn mùa biến chuyển cả cười một phen...
SG 11/2012
Bài chuyển từ Yahoo! Blog về.
Comments:
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
37.MỜI MƯA
09:30 15 thg 6 2012 Công khai 38 Lượt xem
Ngâu ngán ngẫm
Gió giăng giăng
Có chồn chân
Bài này chuyển từ Yahoo!Blog về .
Mưa mòn mỏi
Rả rich
rơi
Như ngàn năm
Trời thơ thẩn
Đi đầu
đông
Đến đich
đoài
Chàng chẳng choài
Chân chầm chậm
Ngâu ngán ngẫm
Leo lượn lờ
Lòng lạnh lùng
Nàng ngắt ngọn
Mưa mịt
mờ
Không khép kín
Cửa còn chờ
Có chồn chân
Như…ngã ngựa
Và vương vấn
Mời…mời…mời…
12/2009
HHP
-
- 19:43 27 thg 8 2012
Hihi, mình đâu dám nhận xét. Chỉ thốt lên sự ngạc nhiên và cảm phục tài thơ bạn thôi. Bạn hãy viết nhiều hơn nữa nhé. -
-->Cám ơn bạn ghé chơi và nhận xét.Bạn thật nghị lực và yêu đời.
-
- 15:41 18 thg 6 2012
Có chồn chân
Như…ngã ngựa
Và vương vấn
Mời…mời…mời…
Mưa bạn tả khác nhiều với mưa bình thường, bởi đó là mưa thi nhân!--->Cám ơn bạn có cảm xúc giống HHP.Đã ghé thăm nhà bạn ,rất thích mảng dịch thơ Đường,sẽ nghiền ngẫm thêm.Mảng thơ của bạn thật đồ sộ và sức làm việc của bạn cũng đáng nể.
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012
36.DƯỜNG NHƯ
09:26 3 thg 10
2012 Công khai 162 Lượt xem
![]() |
Ba mươi năm lẻ em có ghé
Góc quán bàn xưa chân lệch kê
Dường như sợi tóc còn vương vấn
Phảng phất nụ cười dạ tái tê?
Sg,9/2012Bottom of Form
Đây là bài HHP chuyển từ Yahoo!Blog về .
- Comments:
- haithang
- 21:55 28
thg 10 2012
Dường Như chưa có người nào ghé
Quán vắng bàn xiêu chưa được kê
Bóng hồng tha thướt khăn nhung vấn
Ba chục năm chờ dạ tái tê./.
Quán vắng bàn xiêu chưa được kê
Bóng hồng tha thướt khăn nhung vấn
Ba chục năm chờ dạ tái tê./.
-->Anh họa ra họa
,hay lắm !
35.NỖI NIỀM "MƯA NẮNG ĐỒNG NAI"
![]() |
Võ Nguyện còn hăng hái lắm ! |
Quá đỗi tò mò,tôi tìm đọc và cố gạt dư luận qua một bên để có một cái nhìn khách quan về tác phẩm này.Cầm quyển sách mỏng 126 trang khiêm tốn ,được trình bày khá bắt mắt ,gợi nhớ về một vùng đất bạt ngàn xanh cây trái Trấn Biên mà ai cũng muốn một lần đặt chân đến:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trãi , Đồng Nai đã từng.
34.NỢ
09:42 18 thg 9
2012 Công khai 183 Lượt xem
Em tần ngần
bước vào phân xưởng
mặt đăm chiêu
ngày mới bắt đầu.
Con đi trẻ phí tăng
điện nước theo xăng
lương vừa lĩnh hết veo
đeo riết cái nghèo
33.AN NHIÊN
10:18 7 thg 9
2012 Công khai 141 Lượt xem
![]() |
An nhiên một đời |
Vu lan cùng mẹ
đi chùa
Áo lam nhẹ bẫng như bay giữa trần
Nặng rồi đất níu bước chân
Nương tay con vịn tự lần bậc lên
Phật cười vẫy gọi thênh thênh
Ngoài kia biển rộng kê nghiêng nắng chiều
Đắng cay thương mẹ thật nhiều
Khổ đau trải nghiệm an nhiên một đời...
ĐN,9/2012
Áo lam nhẹ bẫng như bay giữa trần
Nặng rồi đất níu bước chân
Nương tay con vịn tự lần bậc lên
Phật cười vẫy gọi thênh thênh
Ngoài kia biển rộng kê nghiêng nắng chiều
Đắng cay thương mẹ thật nhiều
Khổ đau trải nghiệm an nhiên một đời...
ĐN,9/2012
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012
32.CŨ
Cứ gì chạy đủ bốn mùa
Để hanh hao vậy giò lùa mùa đông ?
Mới hơn chút gọi buông tuồng
Ngoài kia vẫn cũ núi hồng chân mây
Vẫn là nắng rọi táp cây
Buồn xo nước chảy nhân tài bóng chim
Hư danh mãi miết đi tìm
Rung đùi tàu chuối ngã ình như chơi
Hai mùa mưa nắng đầy vơi
Đi cho hết đặng rạch ròi phân minh
Gió lên diều sáo sãi mình
Dẫu chênh chao lắm tắm tình tự do
Nhất là quá đủ đợi chờ
Tình yêu đâu mãi không bờ bến xa ?...
SG 11/2012
Hai mùa mưa nắng đầy vơi
Đi cho hết đặng rạch ròi phân minh
Gió lên diều sáo sãi mình
Dẫu chênh chao lắm tắm tình tự do
Nhất là quá đủ đợi chờ
Tình yêu đâu mãi không bờ bến xa ?...
SG 11/2012
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012
31.HẠNH PHÚC
1. Thời kinh tế khủng hỏang ,nhiều đại gia sa lầy vào chứng khóan và bất động sản ,ôm một đống nợ ngân hàng.Nhiều vị phải trả lãi vay cả tỷ đồng/ tháng nên phải bán hết nhà nhỏ đến nhà lớn để giảm nợ và kéo dài sự sống thoi tháp chờ ngày mai thay đổi nhưng vẫn thấy mờ mịt.Có nhiều người bị stress nặng ,không ăn không ngủ được ,phải cậy nhờ đến các bác sĩ tâm lý.Họ mong được sống một ngày không nợ nần ,thư thái dẫu vật chất có ít đi một chút cũng thấy hạnh phúc rồi mà nào đâu có được.Hạnh phúc hóa ra là vấn đề con người luôn trăn trở kiếm tìm trong hành trình ở chốn trọ dương gian !
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
30.NHONG NHONG
Pho to:Nguyễn Trọng.Học sinh mầm non và tiểu học trường Trại Cá (Đakrông,Quảng Trị)
lội qua sông đến trường.
Chảy xiết sông Đakrông
Nước lạnh đá trơn trợt
Em vô tư nhong nhong
Mỗi ngày dò đi học
Mùa xuân xưa ra trận
Ấm áp giữa lòng dân
Còn cô giáo kinh chừ
Nhọc nhằn gieo cái chữ
Mai em thành Bộ trưởng
Đừng quên trải nghiệm này
Núi rừng ơi giữ lấy
Nhân tài cho tương lai ?!...
SG 11/2012
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012
29.MỘT CÔNG THỨC TRIẾT LÝ HÀI HÒA
Đọc "Sống đẹp" của Lâm Ngữ Đường ,một nhà văn hài hước nổi tiếng của Trung Quốc viết từ năm 1937,do Nguyễn Hiến Lê dịch mãi năm 1964;ta vẫn thấy mới mẽ về cách nhận thức đời sống con người.Nguyên bản viết bằng tiếng Anh,ông cho là "The importance of living" , nói đến sự quan trong của sinh hoạt con người ,tức "nghệ thuật sống "như thế nào cho tới với cuộc sống được hưởng trên đời chứ không phải bàn đến "Kỹ thuật sống " như thế nào cho tròn trịa tuyệt hảo.
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012
28.BẢO KÊ
1.A lô ,chú đến chưa ? Đang đi ,kẹt xe.
Lên phòng VIP 8 nghe!
Đó là khách mình không muốn gặp ,kêu mình đi nhậu.Cuộc kêu này trước ngày Quốc lễ nhưng vì bận về quê nên được truy đuổi vào tối hôm qua.
Trước đó ,cuộc điện thoại vào lúc nghỉ trưa.Lâu quá không gặp chú ,chiều nay gặp chút chơi.Biết chơi chi được.Hỏi hay chú gởi vài chai tự xử nghe.Thôi ,có ai đâu,gặp nhau cho vui mà.Mấy chú này làm ở Cảnh sát môi trường thành phố,mà mình là doanh nghiệp xả thải ra môi trường nên ai dám từ chối lời mời tình cảm vậy.
Đến nơi gặp chú đã chờ sẵn và đang điện mời bạn bè đến.Lát sau lần lượt đến mươi người.Dự kiến có vài người nữa nên tính đổi phòng khác ,rồi thấy lôi thôi nên tùng tiệm vậy.Hỏi uống rượi hay bia .Mình vội kêu bia ,bảo bị dị ứng rượu.
Tưởng uống chơi nhưng lai rai cũng khuya mới về , nhắm mắt thanh toán vì đèn mờ lại là chỗ chú quen nên gấp đôi mức khoán mà không biết mình ngu chỗ mô.
Lên phòng VIP 8 nghe!
Đó là khách mình không muốn gặp ,kêu mình đi nhậu.Cuộc kêu này trước ngày Quốc lễ nhưng vì bận về quê nên được truy đuổi vào tối hôm qua.
Trước đó ,cuộc điện thoại vào lúc nghỉ trưa.Lâu quá không gặp chú ,chiều nay gặp chút chơi.Biết chơi chi được.Hỏi hay chú gởi vài chai tự xử nghe.Thôi ,có ai đâu,gặp nhau cho vui mà.Mấy chú này làm ở Cảnh sát môi trường thành phố,mà mình là doanh nghiệp xả thải ra môi trường nên ai dám từ chối lời mời tình cảm vậy.
Đến nơi gặp chú đã chờ sẵn và đang điện mời bạn bè đến.Lát sau lần lượt đến mươi người.Dự kiến có vài người nữa nên tính đổi phòng khác ,rồi thấy lôi thôi nên tùng tiệm vậy.Hỏi uống rượi hay bia .Mình vội kêu bia ,bảo bị dị ứng rượu.
Tưởng uống chơi nhưng lai rai cũng khuya mới về , nhắm mắt thanh toán vì đèn mờ lại là chỗ chú quen nên gấp đôi mức khoán mà không biết mình ngu chỗ mô.
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
27.BUÔN.5
1.Anh tôi học trường Lương thực ở Đà nẵng,không hiểu sao cuối năm 1979 thầy trò lại dẫn nhau ra thực tập tuốt ngoài Vĩnh phú.Năm đó còn chiến tranh biên giới,trời lạnh nên đói quá anh phải kêu gọi gia đình tiếp tế.Ở nhà mót máy có gì gởi nấy,kể cả rang bột bắp ngào đường tán đen thui anh cũng nói được ,được.Lúc này cả nước ,nhà nhà người người đi buôn.Đi công tác hay phép tắc ,ai cũng loay hoay tìm cách nọ cách kia kết hợp kiếm tí chênh lệch trang trải chi phí.
Nhà gởi tiền ,anh cho mua dép Sabo gởi Bưu điện ra mỗi lần 4 đôi.Hồi ấy ngoài Bắc chưa có tiệm đóng loại dép da có đế cao ngồng này.Lúc đầu mua vài đôi không biết giá,sau tôi lần ra chỗ mua giá sĩ hàng chợ giá rẻ ,thành bạn hàng.Bưu điện chuyển đi chi phí thấp mà không sợ mất hàng.Anh cứ túc tắc vậy quay vòng mà kiếm được chút tiền mọn nhưng rồi hàng họ cũng ế ẩm vì chắc dụ quanh hết người mua.
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012
26.BUÔN.4
1.Cô ruột tôi lấy chồng xa về Duy Tân,một xã trung du huyện Duy xuyên,Quảng Nam.Cô nhỏ con nhưng dáng còn xinh tới bây giờ,da trắng tréo không bắt nắng.Do bị ép gã cho dượng ,người thâm thấp đầu hơi lớn... nhưng hiền nên cô ngúng nguẫy thối lui nhà mình, không chịu dzìa nhà chồng.Bà nội tôi gốc con quan ,ăn nói đâu ra đó , lại hung dữ kiểu sắp đặt hết chuyện nhà nên cuối cùng cô phải chùi nước mắt ,chiều tối che nón qua sông về làm dâu xứ người.Cô cười giòn tan khoe hàm răng nhỏ nhít đen nhức:"Mấy tối đầu ,lão mò vô buồng ,tau đạp văng xuống đất lăn cù,dzui lắm! ".Riết rồi đâu cũng vào đó,cô đẻ một dây 9 đứa con mới dừng lại nghỉ.
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
25.Buôn .3
1.Hồi nhỏ tôi lại khoái từ "buôn" vì nó gắn với ghe buôn ,thương hồ nghe mới mẻ lắm.
Thường sau một vụ tháng Tám âm lịch được mùa là có một cơn lụt lớn .Trừ những trận lụt trôi nhà ,mất trâu bò ,hư hao lúa gạo ra còn lụt là nỗi vui mừng của nhà nông vì đồng ruộng được dọn vệ sinh và phù sa đầy chân ruộng. Thời điểm này người lớn cũng thoải mái ,dễ dãi hơn với con nít.Mặc cho người lớn lo túi bụi dời đồ lên chỗ cao ,bọn tôi ăn xong là ra hiên nhà thắp hương cầu lụt không rút để được nghỉ học bắt dế xào ăn hoặc nghịch nước cho đã .
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012
24.BUÔN .2
1.Trước đây,từ thời phong kiến cho đến thời bao cấp ,những người tham gia buôn bán bị miệt thị là "con buôn". Xã hội mặc định cho họ những thói xấu như tham lam,lừa đảo ,bóc lột , "ngồi mát ăn bát vàng"
"Phi thương bất
hoạt" nhưng ta hay nói "phi thương bất phú", là một vế trong đúc kết tuyệt vời của nhà bác học Lê Quý Đôn mà cũng là kinh nghiệm dân
gian "giàu nhà quê không bằng ngồi lê kẻ chợ". Thế nhưng tại sao nghề buôn, người
đi buôn vẫn cứ bị mạt sát ,tâm lý
"trọng nông ức thương" vẫn bàng bạc đời sống tinh thần xã hội
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta ?
Có lẽ do
khởi nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kéo dài triền miên nên Nhà nước chuyên chế Phương Đông đề cao tư tưởng "nông vi bản", trói chặt người nông dân vào mảnh ruộng làng
để ngăn chặn việc bỏ ruộng đất để đi buôn. Thêm vào đó, việc đạo đức
học Nho giáo đem "nghĩa" đối lập với "lợi", coi khinh chữ "lợi" dẫn đến sự
miệt thị nghề buôn với hình ảnh "ngồi lê kẻ chợ" vì thế mà đặt thương nhân đứng cuối hạng trong
bảng "tứ dân".Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012
23.BUÔN 1
1.Buôn bán là lĩnh vực phân phối,hiện thực hóa giá trị sản phẩm.Sản xuất ra mà không bán được sản phẩm đến người tiêu dùng ,coi như tiêu tùng vì lấy gì bù đắp chi phí sản xuất. Buôn bán (Thương mại ) tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động nhằm thuần thục kỹ năng để tăng năng suất lao động. Các nhà kinh tế Anh tiền Tư bản còn đưa ra thuyết lợi thế so sánh để cổ vũ cho việc tư do lưu thông hàng hóa trên thế giới.Đó là do phát triển không đều và khác biệt giữa các khu vực địa lý kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại.. Vì quy luật nước chảy về chỗ trũng nên sẽ tạo ra kênh rạch chằng chịt của hệ thống phân phối trên thế giới.
Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012
22.ĐỪNG ANH
Em ạ tiếng Nam mình thương quá
âm vực rộng của miền sông nước
dồn dập mê say
tất bật mùa vàng
thật phóng khoáng một trời gió chướng
đủ ngọt ngào cây trái xanh um
Cho anh về
gác lại bon chen
Má nồng ấm y thời mở đất
xôn xao gọi mời
đây đó bây ơi
Em dấu tiếng
tưng bừng cá quẫy
Hồ rộng quá má em hút nắng
vui trào lòng mỗi lúc cá ăn
Mà bão giá tơi bời dập lại
Tía oằn mình
đau khói thuốc bay
Em cúi người
đừng giỡn à anh !
6/2012
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
21.QUYÊN LỰC
Quyền lực ai cũng ham kể từ đứa con nít cho đến kẻ tu hành.Khi bày trò chơi con trẻ,đứa nào cũng dành làm vua,ông chủ chứ không muốn làm lính hay đầy tớ.Chú Tiểu ở chùa cũng mong muốn có ngày lên Trụ trì hay Hòa thượng để sai phái người khác.
Quyền lực là biểu hiện tập trung nhất của lãnh đạo.Khác với quản trị là làm đúng công việc phức tạp có thể chỉ một người tự quản,lãnh đạo là định hướng sự thay đổi cho đúng hướng của nhiều người tương tác.Lãnh đạo là có sự ảnh hưởng của một bên với bên kia,làm cho người khác thực hiện ý đồ của mình.
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
20.BA !
Con không biết mặt ba
Giấc mơ cũng mồ côi
Đêm trắng rỗng mờ xa
Tuổi thơ đau xát muối
Mẹ lẫn vào công việc
Chết điếng cả xuân thì
Nấu thương hầm nuối tiếc
Nát nhừ thời gian đi
Bia chau nhang khói tỏ
Nước còn lũ sâu dân
Giặc dấy binh từ đó
Diệt bay sóng hóa thần...
7/2012
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
19.RONG CHƠI
Ở thôn quê ngày ấy ,chúng tôi thường học tư thục một thầy giáo trong làng từ lớp 1-3 (lớp năm,tư,ba) bắt buộc ở bậc tiểu học.Mỗi ngày chỉ học một buổi sáng,ngày chủ nhật và ba tháng hè nghỉ tràn cung mây.Đi học về,quăng tập vở,ăn vội mấy chén cơm là nhấp nha nhấp nhổm trốn đi rông.Sướng nhất là mấy đứa có trâu bò,được cưỡi các con "ngựa chiến"này hùng dũng lên gò hoặc racác bãi cỏ ven sông.Khổ nhất là mấy đứa bị cha mẹ bắt lên giường ngủ trưa.Phải canh chừng người lớn chợp mắt hoặc lững đi là lẻn ra cổng vù đi ngay. Thế là cuộc rong chơi bắt đầu và kéo dài đến tối mịt mới về.
Làng tôi nhà nào cũng có vườn rộng trồng mít chuối xung quanh mát rượi.Nhiều nhà còn các bãi bói giữ đất bồi ven sông.Nơi đây là chỗ làm tổ của lũ chim dồng dộc và thế nào cũng có những khoảnh đất trống trồng rau muống,dưa hấu hoặc đu đủ ngắn ngày.
Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012
18.QUÁN MỚI
Chiều qua xối xả là mưa
Sáng nay hè Sài gòn
Tinh khôi bờ vai trần thiếu nữ
Lạnh đủ se nhớ mùa Thu xứ Bắc
Gió phất phơ thấy lòng trẻ lại
Ồn ả bên đường hàng quán lạ quen
Nhắp chén rượu xé môi bàn kế nghiêng mời
Thơm nức bát cháo hành đâu nỡ
Lắng lại phận người mấy nỗi
Bạn bè xa ơi ngỡ gặp đây rồi
Hy vọng nhóm thắp lên ngày mới
Bếp than hồng dễ níu bước chân
Sài gòn bao dung ôm hết mảnh đời
Cười nghe em cho trở lại gió heo may…
6/2012
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
17.HỒ THIỆN TÂM :LẠC LỐI GIỮA ĐỜI (tt)
Những ngày chụp hình tại Điện Bàn với HTT.
Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi là thi vào Đại học.Hồi ấy,không có ai tư vấn gì,chúng tôi tự quyết định theo sở thích của mình.Tôi chọn vào khoa Kinh tế công nghiệp trường Đại học bách khoa Đà nẵng vì nghĩ gần nhà ,học ngắn chỉ 4,5 năm là ra đi làm đỡ khổ.Còn HTT nghe bạn bè rủ rê thi vào ĐH Y Huế.Do thời gian học quá dài,gia đình khó khăn lại xa nhà nên hắn ta đuối ,không hứng thú quyết tâm tập trung vào học.Năm thứ 2 ,HTT ghé thăm tôi ,tôi đã thấy hắn nản chí lắm rồi .Thảm cảnh nhất là ở Huế lạnh mà kẻ trộm lại thó hết mùng mền của hắn,tôi phải đưa tấm võng dù để hắn mang ra đắp tạm.Không biết hắn loay hoay thế nào với tấm đắp mỏng mà hẹp ấy.
Hè năm đó ,tôi mò về quê HTT để chụp hình dạo.Số là nhà tôi có một bàn hình PERTRI nên tôi mày mò tự chụp hình .Cuộn film đầu tiện đem rửa thấy hình lờ mờ , nhiều cái chụp bị rung không sang được..Tôi tìm đến các nhà sách cũ để mua sách chụp hình nhưng không có ,sách trong thư viện chỉ viết ít ỏi về nghệ thuật chụp hình chứ thao tác thì không nói đến.Tôi đến tiệm Hoàng Mỹ , được bày mỗi cách chụp 8/125 ngoài nắng.Thế là tôi về quê áp dụng.Hồi ấy chụp ảnh là xa lạ với một vùng quê ,thanh niên nhất là thiếu nữ thich lắm.Tôi đến đâu cũng có cả đoàn trẻ em chạy theo.Bất kể trẻ già ,đến con nít còn ẳm ngửa ,tôi đều lôi ra ngoài trời nắng chói mắt để chụp.Cả năm học ,cứ ngày chủ nhật tôi tranh thủ chụp được vài cuộn ⦽oto 65 của Liên xô,mang ra tiệm rửa đến tuần sau về giao hình và chụp tiếp.Thu nhập từ nghề tay trái này thế mà khá ,mấy đứa bạn biết được cứ canh chừng rủ tôi dẫn đi ăn.Chụp xung quanh riết rồi cũng ít khách dần mà có một số người bắt chước sắm máy chụp nên tôi tìm về quê HTT hành nghề.Vùng này nằm dưới chân núi Bồ Bồ ,thanh niên ngoài việc làm nông còn phụ làm gạch và ép mía nên có tiền.Thanh nữ ở đây rành hơn nên không chịu ra ngoài nắng để chụp họ cũng như các em bé.Tôi phải đưa vào bóng cây để chụp nhưng do không biết mở ống kính nên hình có mặt tối thui,loang lỗ.Nhờ dẻo miệng nên khi trả hình cũng qua được nhưng các bạn nữ không hài lòng lắm.Thấy vậy chủ tiệm bày thêm một chút mà sau đó chúng tôi biết làm chủ khẩu độ ống kinh và tốc độ nên chất lượng ảnh tốt hơn.Đối với các ảnh thiếu nữ ,tôi nhờ tiệm sửa film trước khi sang ảnh,cốt khuôm mặt trắng và mập là được,.
Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời chúng tôi là thi vào Đại học.Hồi ấy,không có ai tư vấn gì,chúng tôi tự quyết định theo sở thích của mình.Tôi chọn vào khoa Kinh tế công nghiệp trường Đại học bách khoa Đà nẵng vì nghĩ gần nhà ,học ngắn chỉ 4,5 năm là ra đi làm đỡ khổ.Còn HTT nghe bạn bè rủ rê thi vào ĐH Y Huế.Do thời gian học quá dài,gia đình khó khăn lại xa nhà nên hắn ta đuối ,không hứng thú quyết tâm tập trung vào học.Năm thứ 2 ,HTT ghé thăm tôi ,tôi đã thấy hắn nản chí lắm rồi .Thảm cảnh nhất là ở Huế lạnh mà kẻ trộm lại thó hết mùng mền của hắn,tôi phải đưa tấm võng dù để hắn mang ra đắp tạm.Không biết hắn loay hoay thế nào với tấm đắp mỏng mà hẹp ấy.
Hè năm đó ,tôi mò về quê HTT để chụp hình dạo.Số là nhà tôi có một bàn hình PERTRI nên tôi mày mò tự chụp hình .Cuộn film đầu tiện đem rửa thấy hình lờ mờ , nhiều cái chụp bị rung không sang được..Tôi tìm đến các nhà sách cũ để mua sách chụp hình nhưng không có ,sách trong thư viện chỉ viết ít ỏi về nghệ thuật chụp hình chứ thao tác thì không nói đến.Tôi đến tiệm Hoàng Mỹ , được bày mỗi cách chụp 8/125 ngoài nắng.Thế là tôi về quê áp dụng.Hồi ấy chụp ảnh là xa lạ với một vùng quê ,thanh niên nhất là thiếu nữ thich lắm.Tôi đến đâu cũng có cả đoàn trẻ em chạy theo.Bất kể trẻ già ,đến con nít còn ẳm ngửa ,tôi đều lôi ra ngoài trời nắng chói mắt để chụp.Cả năm học ,cứ ngày chủ nhật tôi tranh thủ chụp được vài cuộn ⦽oto 65 của Liên xô,mang ra tiệm rửa đến tuần sau về giao hình và chụp tiếp.Thu nhập từ nghề tay trái này thế mà khá ,mấy đứa bạn biết được cứ canh chừng rủ tôi dẫn đi ăn.Chụp xung quanh riết rồi cũng ít khách dần mà có một số người bắt chước sắm máy chụp nên tôi tìm về quê HTT hành nghề.Vùng này nằm dưới chân núi Bồ Bồ ,thanh niên ngoài việc làm nông còn phụ làm gạch và ép mía nên có tiền.Thanh nữ ở đây rành hơn nên không chịu ra ngoài nắng để chụp họ cũng như các em bé.Tôi phải đưa vào bóng cây để chụp nhưng do không biết mở ống kính nên hình có mặt tối thui,loang lỗ.Nhờ dẻo miệng nên khi trả hình cũng qua được nhưng các bạn nữ không hài lòng lắm.Thấy vậy chủ tiệm bày thêm một chút mà sau đó chúng tôi biết làm chủ khẩu độ ống kinh và tốc độ nên chất lượng ảnh tốt hơn.Đối với các ảnh thiếu nữ ,tôi nhờ tiệm sửa film trước khi sang ảnh,cốt khuôm mặt trắng và mập là được,.
Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012
16.HỒ THIỆN TÂM :LẠC LỐI GIỮA ĐỜI
HTT,HHP và Công ở Đông Triều
Hắn là bạn học của tôi từ hồi học lớp 4 cho đến mãi bây giờ.Sáu năm học ở các trường Quế lâm (TQ) rồi Đông Triều có nhiều xáo trộn , lạ cái chúng tôi đều học cùng một lớp.Về lại miền Nam ,tôi còn cùng học lớp 11 với hắn ,sau đó mỗi đứa mỗi ngã.Hắn tốt nghiệp dược sĩ , có gia đình ,sinh sống ở Sài gòn.Tôi có gia đình và sống ở Đà Nẵng.Từ năm 2006 , tôi tìm kiếm nhằm thay đổi công việc làm ăn nên chuyểncả gia đình vào Sài gòn vì thế chúng tôi lại gặp nhau thường hơn.
Hắn có dáng người tầm thước ,bước đi ngắn ,tay lại đánh đàng xa dài .Đầu hắn to,mũi bự nhưng đôi mắt nhỏ lim dim sau cặp kinh cận dày mo.Một lần năm lớp 9 đi tắm chung,tôi mới thấy vết sẹo dài ở bụng của hắn khi bị B52 dội tí nữa tiêu khi lội trên Trường sơn ra Bắc.Hắn cười mếu:"Khi bom thả ,chạy dọc suối tối om,khủng khiếp lắm , ruột lòi ra đỏ rùng rợn".Nỗi ám ảnh này thỉnh thoảng trở lại trong Tâm khi thấy hắn đôi lúc trầm tư không bình thường.
Hắn là bạn học của tôi từ hồi học lớp 4 cho đến mãi bây giờ.Sáu năm học ở các trường Quế lâm (TQ) rồi Đông Triều có nhiều xáo trộn , lạ cái chúng tôi đều học cùng một lớp.Về lại miền Nam ,tôi còn cùng học lớp 11 với hắn ,sau đó mỗi đứa mỗi ngã.Hắn tốt nghiệp dược sĩ , có gia đình ,sinh sống ở Sài gòn.Tôi có gia đình và sống ở Đà Nẵng.Từ năm 2006 , tôi tìm kiếm nhằm thay đổi công việc làm ăn nên chuyểncả gia đình vào Sài gòn vì thế chúng tôi lại gặp nhau thường hơn.
Hắn có dáng người tầm thước ,bước đi ngắn ,tay lại đánh đàng xa dài .Đầu hắn to,mũi bự nhưng đôi mắt nhỏ lim dim sau cặp kinh cận dày mo.Một lần năm lớp 9 đi tắm chung,tôi mới thấy vết sẹo dài ở bụng của hắn khi bị B52 dội tí nữa tiêu khi lội trên Trường sơn ra Bắc.Hắn cười mếu:"Khi bom thả ,chạy dọc suối tối om,khủng khiếp lắm , ruột lòi ra đỏ rùng rợn".Nỗi ám ảnh này thỉnh thoảng trở lại trong Tâm khi thấy hắn đôi lúc trầm tư không bình thường.
Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012
14.BẠN HỌC MIỀN NAM CỦA TÔI
Khoảng tháng 7 năm 1975,cùng với sự hứng khởi của cả dân tộc,chúng tôi được đưa lên những chiếc xe tải hăm hở về lại quê hương.Trước đó có bạn không chờ nỗi đã lén về quê và sau đó trở ra mang theo những chiếc allbum có cô gái mắt nhấp nháy,áo thun giặt phơi khô ngay,chiếc cassette với “những đồi hoa sim” mê hoặc…
Miền nam với chúng
tôi lúc ấy thật gần mà xa,đầy mơ ước…nhưng cũng nhiều cảnh giác như cách tuyên truyền “viên kẹo
bọc đường” rất ngại ngần.Thật ra chúng tôi chỉ là những chú bé quê được ra Bắc
rồi sống co cụm trong các trương HSMN nên hiểu về đời sống đô thị không là bao.Dù
khó khăn của chiến tranh nhưng chúng tôi được đào tạo khá căn bản;đó là lẽ sống
,nghị lực ,lòng trung thực và nhất là kiến thức văn hóa ,dẫu có nặng lý thuyết thiếu
sáng tạo.Tôi nhớ mãi câu nói của thầy giáo dạy vật lý,rằng các em phải học thật
giỏi để sau này về xây dựng lại miền Nam ,đối chọi với những người được Mỹ đào
tạo từ Âu Mỹ trở về.Ôi,thầy đã quá lo xa cho một tương lai đến sớm với chúng tôi!
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
13.EM VỀ
Pho to:VNĐBSCL
Em về
cô dâu chối xứ người
Kênh rạch nước dềnh lên
sưng mọng
xót xa
Chụp vội xuống lồng trời đùng đục
gió miên man
Lũ chuồn chuồn
nép nhìn tao tác
Mắt vô hồn
cầu vồng cuối đồng xa
Đắng quặn lòng
trong veo nước mắt lúa
căng lồng ngực
nết hiền khô
anh lặng ngồi
kìm bước vồ của hổ
Rồi chướng xôn xao
nước dâng mùa no ấm
xuống đi em
bước nhẹ nhàng
ghe ngoắc lưng ong
Sen cuối mùa
búp bé lại cố vươn
lá vặn tai hồ
lắng nghe tim đất
Cọc chông chênh
neo giữ giữa đời
bến hẹp trần gian...
5/2012
HHP
Em về
cô dâu chối xứ người
Kênh rạch nước dềnh lên
sưng mọng
xót xa
Chụp vội xuống lồng trời đùng đục
gió miên man
Lũ chuồn chuồn
nép nhìn tao tác
Mắt vô hồn
cầu vồng cuối đồng xa
Đắng quặn lòng
trong veo nước mắt lúa
căng lồng ngực
nết hiền khô
anh lặng ngồi
kìm bước vồ của hổ
Rồi chướng xôn xao
nước dâng mùa no ấm
xuống đi em
bước nhẹ nhàng
ghe ngoắc lưng ong
Sen cuối mùa
búp bé lại cố vươn
lá vặn tai hồ
lắng nghe tim đất
Cọc chông chênh
neo giữ giữa đời
bến hẹp trần gian...
5/2012
HHP
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Trần gian gió bụi còn vương lụy phiền...