Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

35.NỖI NIỀM "MƯA NẮNG ĐỒNG NAI"


14:27 25 thg 9 2012 Công khai  174  Lượt xem

Võ Nguyện còn hăng hái lắm !


  Theo như dư luận,tác phẩm "MƯA NẮNG ĐỒNG NAI" đáng lẽ đã được xét giải Trịnh Hoài Đức lần 2 nhưng lấy cớ quy định về ngày xuất bản nên để lại lần 3.Trải qua 5 năm ,đó là bất lợi cho thể loại ký sự nhưng tác phẩm vẫn được người đọc quan tâm nhất định khi tìm hiểu về mảnh đất Đồng Nai.Lần xét giải này ,theo thông tin nội bộ khá chắc chắn ,Ban giám khảo đã chấm tác phẩm đạt giải B (không có giải A cho mảng văn học) nhưng đùng một cái,Ban Xét Giải loại ra khỏi cuộc chơi vì những lý do không liên quan đến văn học.
Quá đỗi tò mò,tôi tìm đọc và cố gạt dư luận qua một bên để có một cái nhìn khách quan về tác phẩm này.Cầm quyển sách mỏng 126 trang khiêm tốn ,được trình bày khá bắt mắt ,gợi nhớ về một vùng đất bạt ngàn xanh cây trái Trấn Biên mà ai cũng muốn một lần đặt chân đến:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trãi , Đồng Nai đã từng.




  Tác giả là người con Phú Xuân,không chỉ là giang hồ vặt mà tham gia trực tiếp vào một số chuyện đất , chuyện người sống động "mưa nắng trong một góc rừng Đồng Nai gần mười năm trở lại đây".
Đất rừng Đồng Nai được khai thác suốt ba trăm qua dù có quá mức nhưng cũng không bằng sự phá hoại tàn bạo trong hơn ba chục năm sau ngày thống nhất 1975.
  Thật trùng hợp ngẫu nhiên,cách đây hơn 70 năm,tác giả truyện đồng rừng Bình-Nguyên Lộc đã có những bài viết đầy tâm tư trăn trở về việc tàn phá rừng của người Việt di cư vào đây.Người sơn cước trong "Bà mọi hú" đã tìm mọi cách ngăn chặn người Việt đốt rừng,làm khô nguồn nước nhưng tác giả vẫn còn thấy thơ mộng trước cảnh "hương gió" của rừng lắm.Còn tác giả Võ Nguyện khi tiếp xúc với sự khai thác rừng có tính chất hủy diệt đã thấy sự không bình yên,thất thường của "Mưa nắng Đồng Nai" để thôi thúc khắc họa tập trung trong 11/17 bài viết với những trang thấm đẫm thực tế đau lòng về môi trường bị bức hại ấy .
   Rừng nguyên sinh Đồng Nai có một hệ động thực vật vô cùng phong phú . "Rừng đồng bằng " ở đây rộng mênh mông ,có những trảng cây ăn trái đẹp như vườn cây Lái Thiêu. Mặc dù không trực tiếp viết về nạn chặt phá rừng nhưng qua các bài viết có thể thấy nổi lên ba giai đoạn mười năm :1985/1995/2005.Mười năm sau giải phóng chủ yếu đốt rừng xây dựng các lâm trường và dân đi kinh tế mới hái trái cây,lấy củi,đốt than."Tả ngạn hoàn thành công cuộc xóa sạch " rừng do con người và thuốc khai quang của Mỹ trước đó.Còn"Hưũ ngạn là những lâm trường Hiếu Liêm,Mã Đà,Vĩnh An mà sự hào nhoáng của cơ ngơi lâm trường bộ tỷ lệ thuận với những gốc cây cổ thụ còn trơ lại gốc".Tác giả hóm hĩnh "nó có công làm chậm lại tốc độ mất rừng" ,bởi thực ra nó là tác giả chính phá rừng có phép để sau đó lập "phương án xuất tiền trồng rừng mới " .Giai đoạn từ 1985-1995,đất nước đổi mới , các nông lâm trường thả công nhân về nhà tự cứu mình.Người dân thất nghiệp ở thành phố và các nơi cũng tiến vào rừng để tìm kế mưu sinh."Ngày nay từng mét vuông rừng Miền Đông đều có dấu chân người .Họ đi cưa gỗ lậu,săn trộm thú chích điện,đào vàng,nhặt bom,phá rẫy làm trang trại...như trẩy hội ".Đăc biệt là nạn đào vàng của hàng vạn người xâm chiếm hơn 200 ha rừng,xử dụng hóa chất độc hại đã làm "một vùng rừng chết ,cây cối quang quẻ".Tuy nhiên mức độ phá rừng tàn khốc ,có tổ chức lì lợm hơn là giai đoạn 1995-2005.Bọn lâm tặc đã sử dụng đồng tiền làm ra dễ dàng từ phá rừng để lũng đoạn chính quyền sở tại,kiểm lâm ...để triệt phá rừng không thương tiếc .Sau ba mươi năm ,rừng Miền Đông cơ bản được xóa sạch ,một tốc độ gấp trăm lần trước đó.Những trang viết tả việc người ta ích kỷ chặt hạ cả cây ăn trái như chôm chôm,dâu ,đười ươi...để lấy trái cho nhanh , làm ta xót xa vô cùng cho một đời cây có ich cho người.
   Tác giả dành nhiều bài viết để nói về hệ động vật rừng bị tàn sát ,làm mất cân bằng sinh thái ra sao.Những chú voi to xác hiền lành "gặp người thường bỏ chạy hoặc quay đầu nhường lối" nhưng vì "một ba lô ngà cưa ngắn bằng mấy chiếc xe Dream"nên chúng bị săn từ trong ra ,đuổi từ ngoài vào.Từ phong trào "mây-tre-lá" đã quét sạch những trảng mây khổng lồ mà voi thích ở đến rừng bị thu hẹp dần đã bị truy đuổi "ép lên Bản Đôn,về Sở Thú và đến nay đều tới thế giới bên kia an toàn!".Mặc dù có chuyện voi phản ứng lại hung dữ khi "đánh mùi xa và nhớ lâu" ;rung cây ,quật người thành "một đống thịt người bầy nhầy ruồi nhặng " nhưng con người không tởn,vẫn tìm mọi cách để sát hại chúng.
   Rồi đến các loài thú khác như gấu bị giết để lấy "túi mật giá từ 3 đến 4 chỉ vàng";khỉ nấu cao;nai ,heo rừng,chồn...vào nhà hàng đặc sản.Những tiếng súng "Đoành! Đoành ! " bắn vào các con thú đóng đèn làm đêm rừng Miền Đông không yên.Lòng tham con người càng thúc giục người ta sử dụng bẫy khắp nơi và roi chich điện giăng hàng làm cho các loại thú cùng đường .Khổ nhất là dân Lâm nghiệp tự cứu mình bằng săn bắt thú lại cho rằng " nghề săn của trời chắc không vi phạm pháp luật như chặt cây phá rừng".Chính quyền địa phương phó mặc nên sự săn bắn càng dai dẳng,công khai.Ta đau lòng khi tác giả nói về mẹ con nhà khỉ co ro trên cây để thợ săn ngửa mặt bắn tỉa "mẹ con nhà nó từng cặp ôm nhau rơi rụng như sung".Sự tàn ác của con người ngày càng ghê gớm!
  "Đôi điều về rắn " lại kể về sự tàn phá có sự góp sức của"phát minh ra những phương tiệc cực kỳ hiện đại như roi chích điện" ,làm cho "những chú rắn vô tư trong giang sơn của chúng bỗng chốc bị điện giật ngay đơ".Rắn được con người tìm bắt ngày đêm ,đưa lên biên giới ,vào nhà hàng,bán rắn dạo ngâm rượu...Tác giả thốt lên " rắn là thiên địch của nhiều loài có hại cho người .Bởi vậy khi rắn giảm thi chuột tăng lên,mùa màng thất bát".Rắn có loài độc nhưng nọc rắn làm thuốc và với khoa học bây giờ rắn cắn không thể chết.Tác giả tự vấn ,rắn với người "ai độc hơn ai?" bỗng làm ta nhớ đến câu nói của nhân vật Êrôtxtơrat trong vở kịch Kẻ đốt đền "Sự xảo trá (có thể suy ra Sự ác độc ) của người ta còn mạnh hơn cả thần linh".Con người cho mình là động vật thông minh nhất hành tinh nhưng lại là động vật vô trách nhiệm nhất đối với loài vật khác.
    Trong khi các loài thú có ích bị sát hại thì chuột lại sinh sôi nảy nở. Được sự giúp sức của con người,chuột ở bãi vàng Hiếu Liêm lại sống cộng sinh với con người thật kinh khủng.
  Chuyện "Lên rừng ăn ong" tưởng kể cho vui, khám phá hóa ra là một sự đau lòng khác.Cùng chuyện ăn ong nhưng cách của người Miền Tây trong "Đất rừng phương Nam " nó hiền lành,tôn trọng nhường nhịn nhau còn ở Miền Đông nắng ráo (dẫu không phải lấy mật)này lại tàn bạo quá thể,làm"số ong cháy cánh rơi xuống đất dày cả gang tay ,bò lổm ngổm".
   Phải là người đi nhiều ,từng trải ; tác giả mới có thể kể về những chuyện sinh động như hiển hiện ra trước mắt người đọc. Dẫu muộn màng nhưng nó cũng đánh động xã hội trong việc bảo vệ môi trường hiện có vì cuộc sống con người.Tác giả đã cảnh báo sớm nạn ô nhiễm môi trường nước do sử dụng thủy ngân,hóa chất ...đổ vào sông Bé rồi về sông Đồng Nai.Câu ca xưa "gạo cần đước,nước đồng nai" để chỉ nước ở đây ngon ngọt có tiếng ,cung cấp nước uống cho cả vùng kể cả thành phố HCM.Rồi những cảnh báo về nạn xả thải ra môi trường của các Công ty mía đường và Men Mauri đã làm chết hàng loạt cá bè trên sông La Ngà.Gần đây các vụ kiện về các Công ty mì chính Vedan , sân gôn Long Thànhxả thải ra môi trường gây ô nhiễm càng thấy tác giả có sự nhạy bén, tâm huyết biết bao nhiêu.
   Mặc dù có sự khiên cưỡng trong việc lồng vào sự tích rùa thần lột mai làm giấy nhưng tác giả đã nhiệt tình cổ vũ cho phong trào trồng cây gây rừng để "cái mai xanh của rùa thần tự lột -là rừng tràm,rừng bạch đàn tươi tốt"được bảo vệ và gìn giữ.Rừng trồng lại là sự sám hối khôn nguôi của con người về những sai lầm của mình khi đối xử tàn bạo với rừng.
   Kể về rừng nhưng bàng bạc trong các bài viết là tình đất ,tình người dẫu là nhiều mãnh đời xiêu vẹo theo cuộc giành giật mưu sinh.Ở bãi đào vàng luật rừng thông trị ,mạnh được yếu thua ,"chỉ cần coi tính mạng của mình và của mọi người không ra gì thì mặt thường nào cũng trở thành mặt rô cả" nhưng vẫn có hàng ngàn nhóm tự gắn kết bạn với nhau để đi tìm vận may.Họ bảo bọc, chia sẻ khó khăn để lao động cật lực đêm ngày đào đất đãi vàng.Ở nơi đây ,trừ lũ mặt rô trấn lột,lừa đảo ra; con người kể cả kẻ làm tiền cũng được đối xử ngang nhau,sòng phẳng.Bất chấp những cái chết rình rập ,bệnh tật hành hạ ...họ đã theo đuổi công việc vô cùng cực nhọc ấy nhưng cuối cùng tay trắng vẫn hoàn trắng tay.Tác giả cám cảnh "Xa xa là những nấm mồ vô chủ- những người chết ở bãi vàng.Thân phận con người và chuột sao giống nhau đến thế ".Rồi con người biết dựa vào nhau để tránh voi giày , rắn tấn công ,ong chích,lạc rừng...đó là những trải nghiệm hiếm gặp trong đời mỗi người.Những con người gặp nhau ở đây từ tứ xứ nhưng chí tình ,hào hiệp khi kết bạn đi đào vàng ,săn bắn , hái trái cây,ăn ong...
Trong cuộc sống bình thường ,con người ở đây vươn lên thành những gương điển hình tiên tiến như cô Phượng công nhân cạo mủ cao su lao động sáng tạo hay như anh Bích ,trưởng Công an huyện Long Khánh hết mình vì công việc chung.Bên cạnh đó, tác giả cũng kể về chuyên án trộm cướp táo tợn trên đèo "Mẹ bồng con" để giữ bình yên cho cuộc sông nhân dân của công an Long Khánh.Qua những trang viết ,ta càng yêu quý hơn con người vùng đất này biết tôn trọng quá khứ ,giữ gìn truyền thống... kể cả võ thuật dân tộc để vươn lên hòa nhập phát triển cùng cả nước.
   Với mỗi người làm báo ,trong đời mình phát hiện một sự kiện ,đưa lên mặt báo ,tạo ra dư luận trong xã hội là một điều ao ước.Tác giả đã hai lần làm được điều ấy với Địa đạo chiến khu D năm 1996 và vụ thậm thụt bán các ngôi nhà văn phòng hiện đại của Tổng công ty xây dựng thủy điện Trị An để đập làm phế liệu vào năm 1995.Tác động của bài báo đã tạo dư luận để Nhà nước duyệt kinh phí bảo tồn di tích Địa đạo chiến khu D như ngày nay,rồi Thủ tướng cũng vào cuộc khi yêu cầu làm rõ các khuất tất trong vụ đập nhà ở Trị An và buộc xây ngôi trường mới cho học sinh Hiếu Liêm. Những tưởng với điều ấy ,tác giả xứng đáng được biểu dương về sự nhạy bén xã hội mà những nhà quản lý văn hóa nên làm kịp thời để khuyến khích người cầm bút hăng hái đi vào cuộc sống.Câu chuyện xãy ra đã 17 năm nhưng không hề cũ như vậy cũng đáng khen tác giả lắm chứ.Quản lý văn hóa là công việc vô cùng khó khăn ,tế nhị vì tiếp xúc với các nhà trí thức "nhạy cảm" nên cần có một cái tâm trong sáng ,một đức độ đúng mực để họ nể phục mà tựu trung là nhìn vào tác phẩm của họ để đánh giá và nâng như bà đỡ mát tay vậy.Người ta hay nhắc đến Nguyên Ngọc với một thái độ kính trọng thời ông làm chủ chòm ở báo Văn nghệ đã phát hiện,nâng đỡ vô tư nhiều tác giả tác phẩm mà dư luận còn dè dặt.Bởi vậy rất tiếc khi tác phẩm "Mưa nắng Đồng Nai" ngồn ngộn sự kiện về địa phương này lại bị loại ra khỏi giải Trịnh Hoài Đức.Liệu có quá lứa lỡ thì không cho đời con gái của tác phẩm?Nỗi niềm xin sẻ chia với tác giả và hãy tin rằng,tác phẩm hay nhất của mỗi tác giả vẫn còn ở phía trước !
   Tôi tin điều ấy vì tác giả là người lăn lộn thực tế , các câu chuyện tự nhiên như chuyện kể bên ly rượu với bạn bè.Văn phong tác giả không cầu kỳ ,trau chuốt nhưng có sự hòa trộn giọng nói các vùng miền trong cuộc di cư vĩ đại lần thứ ba của dân tộc ta sau ngày giải phóng.Nhân vật trong ký sự nhiều loại người tốt,kẻ xấu nhưng ẩn chứa đằng sau trang viết đều ánh lên tính hướng thiện.Họ ít học ,vì miếng cơm manh áo đã phá hoại rừng ,tưởng mình không vi phạm pháp luật và mong ước có điều kiện làm nghề nuôi ong hoặc một công việc lương thiện để mưu sống.Những hình ảnh hầm đào vàng như bụng con rắn mà dây tời kéo lên như lưỡi của nó thò ra thụt vào được tả thật ấn tượng và ghê sợ.Cuối cùng, hết mình cũng là cách tác giả tiếp cận sự kiện và hóm hĩnh cũng là cách để nói về những vấn đề bức xúc.Tuy nhiên không biết có phải do lỗi biên tập hay không mà trong sách còn vướngvài lỗi chính tả ,lộn tên người,hay nhầm lẫn giữa trang phục Adam thành Eve,hoặc nhiều câu cảm thán không đắc.
   Mong tác giả sẽ tiếp tục theo đuổi công việc gian khổ của nghề văn mà mình đã chọn như công việc khó nhọc đi đào vàng mà mình từng lụy vào trước kia ở rừng Hiếu Liêm.

SG,9/2012


Top of Form

 Đây là bài HHP chuyển từ Yahoo!Blog về.

Bottom of Form


Võ Nguyện! Bạn là tác giả "Mưa nắng Đồng Nai " "? Chúc Bạn thành công trong nghiệp viết!" Và sẵn sàng đón nhận lời khuyên và chia sẻ của cố nhà thơ Chế Lan Viên đã được nhà văn Ma Văn Kháng hơn một lần nhắc lại gần đây: "Chúng ta sinh ra ở đời, không phải chỉ để ra nụ ra hoa, mà còn để mang thương tích". Ở nước ta hiện nay, chỉ mọi người có trách nhiệm chứ làm gì có trách nhiệm cá nhân cới những điều như bạn viết. Hãy bình tĩnh, sáng suốt như Chế cũng đã nhắc nhở những người đang yêu" Hãy cảnh giác em ơi cảnh giác; nửa cái hôn cũng tỉnh thức ngó quân thù"!


àCám ơn bạn có lời nhận xét tác giả Võ Nguyện.

  • sato
    • 16:57 3 thg 10 2012

Ngày xưa lúc làm thủy điện Trị An thấy rừng già bạt ngàn, khỉ tắm ngay lòng sông nhưng giờ đây thì lên tận Tây Nguyên cũng khó gặp. Tốc độ phá rừ..

Ngày xưa lúc làm thủy điện Trị An thấy rừng già bạt ngàn, khỉ tắm ngay lòng sông nhưng giờ đây thì lên tận Tây Nguyên cũng khó gặp. Tốc độ phá rừng của nước ta thật kinh khủng, những cái đầu kiến trúc quy hoạch phát triển kinh tế chung chắc toàn SS cho nên báo cáo lúc nào cũng hay. Chúng ta đang có công biến rừng già thành rừng trẻ. Nhưng cây mọc chậm quá í mà...

àCòn nhiều chuyện động trời lắm, chung quy cũng tại...


Ong nhớ người thân của Ong than: Ăn của rừng nước mắt rưng rưng. Nhưng khốn khó cứ đeo đẳng những bàn ta chỉ biết cầm bút trước ngày giải phóng, bị xô dạt không muốn cũng nương vào rừng để tồn tại thì biết làm sao?

àTại anh tại ả tại cả đôi bên.


Cái gì thật thì trường tồn. Chưa chắc tác phẩm đoạt giải đã có chỗ đứng trong lòng độc giả! HL thấy cả tác giả và người đọc ở đây đều có chun..

Cái gì thật thì trường tồn. Chưa chắc tác phẩm đoạt giải đã có chỗ đứng trong lòng độc giả! HL thấy cả tác giả và người đọc ở đây đều có chung mỗi nỗi trăn trở vì sự tàn phá đến tàn nhẫn của con người trước thiên nhiên cạn kiệt. Và điều ấy có sức lan toả mạnh đến số đông cho dù người viết đang nói về việc khác.
Chúc HHP buổi tối yên bình!

àNhận xét HL thật tinh tế.


Bài viết rất công phu và đầy đủ. Cám ơn HHP nhiều. Cho mình cop về vanbienhoa nhé . (xin lỗi vì 2 hôm nay mạng trục trặc không nói trước được). Chúc vui vẻ.

àChúc vui và nhiều nghị lực !


Mình cũng đã đọc rất nhiều bài viết về "VHNT Đồng Nai" mà Biên Hòa luôn luôn gọi là ...Nai Đồng. Đúng là lắc đầu ngán ngẩm. Nhưng các nhà văn nhà thơ chân chính đừng buồn. Các bạn ở luôn ở trong lòng độc giả.

àCam ơn chia sê của bạn với tác giả !


Chưa đọc tác phẩm này, nhưng rất cảm chuyện rừng: Mấy mươi năm chiến tranh hủy diệt, rừng vẫn còn nguyên, sau mưới mấy năm hòa bình, rừng trọc lóc..

Chưa đọc tác phẩm này, nhưng rất cảm chuyện rừng: Mấy mươi năm chiến tranh hủy diệt, rừng vẫn còn nguyên, sau mưới mấy năm hòa bình, rừng trọc lóc. Nô ngờ chuyện định canh định cư cho người thiểu số, cũng nhằm mục đích phá rừng cho dễ, chứ người ta ở rừng hàng ngàn năm, có thấy rừng suy suyển tẹo nào đâu!

àThật xót khi thấy người dân tộc bị mất dần môi trường để sống.Mình vài lần đến các trang trại khủng của một số đại gia ,thấy sự xoa hoa ăn chơi đôi lập với người dân xung quanh hoặc cả người dân tộc phục vụ cho họ mà buồn.


Anh giỏi quá hà...
em chúc anh có nhiều tác phẩm hay

  •  THOMOC
    • 22:28 26 thg 9 2012

GIẢI THƯỠNG ? không quan trọng ! viết ra rồi để đời ...sau này .Biết đâu 5 năm ,10 hoặc lâu hơn nữa sẽ đoạt giải lớn hơn ,cao quý hơn ! Lịch sử củng đã chứng minh nhiều ...Mình thật sự khâm phục những ai viết thật,hay ,kể cả chủ nhà viết củng rất "mạnh " và "hay"

àChia sẻ để vơi nỗi buồn và nhen lên chút hy vọng trong cuộc đời còn nhiễu nhương này,bác nhỉ?


Chào bạn HHP. Bài viết rất hay! Bạn nên gởi bài này về Tạp chí Văn Nghệ Đồng nai để đăng lên cho mọi người đọc. Địa chỉ; T..

Chào bạn HHP. Bài viết rất hay! Bạn nên gởi bài này về Tạp chí Văn Nghệ Đồng nai để đăng lên cho mọi người đọc. Địa chỉ; Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai- 30 Nguyễn Ái Quốc Phường Tân tiến Thành phố Biên hòa- Đồng Nai. Hoặc email: tcvannghedongnai@gmail.com
Chúc bạn sức khỏe, vui vẻ!

--.Hình như "văn nghệ của xứ Đồng không có Nai " có nhiều rối rắm lắm thì phải bác Tú nhỉ ?

  •  Người dùng Yahoo!
    • 11:37 26 thg 9 2012

tác phẩm "MƯA NẮNG ĐỒNG NAI" giống như cảnh "Giữa cánh đồng, lạ lùng thay, một trái núi nổi lên, giống một hòn đảo nhỏ giữa biển cả và nhứt là giố..

tác phẩm "MƯA NẮNG ĐỒNG NAI" giống như cảnh "Giữa cánh đồng, lạ lùng thay, một trái núi nổi lên, giống một hòn đảo nhỏ giữa biển cả và nhứt là giống một cậu bé đi lạc, ngơ ngác nhìn quanh."
.
Buồn quá! quan văn chương xôi thịt.

àGiống "việc làng " quá ,bác nhỉ?


Mình cũng đã đọc tác phẩm này rồi. Giờ đọc thêm bài viết của bạn thấy bạn cảm nhận rất đúng.
Biết thêm rằng bạn thật đa tài.


Một tác phẩm tâm huyết của một con người có tâm, có tài! Tiếc là ít ai chịu nghe lời thật. Nhưng cần gì giải này giải nọ. Nếu tác phẩm đến tay ngư..

Một tác phẩm tâm huyết của một con người có tâm, có tài! Tiếc là ít ai chịu nghe lời thật. Nhưng cần gì giải này giải nọ. Nếu tác phẩm đến tay người đọc và được công nhận, được yêu mến thì còn giá trị gấp mấy lần những hư danh không cần có kia. Có lẽ tác giả không buồn đâu anh ạ!

àMình cũng tin vậy.
 

các thể loại như phóng sự, ký, kịch ... rất hiếm anh ạ, không phải nhà văn, nhà thơ nào cũng viết được, ngoài chuyên môn ra còn phải từng trải cũn..

các thể loại như phóng sự, ký, kịch ... rất hiếm anh ạ, không phải nhà văn, nhà thơ nào cũng viết được, ngoài chuyên môn ra còn phải từng trải cũng như tâm huyết với thể loại nầy nữa, nhưng hội VHNT Đồng Nai lại ít quan tâm đến thể loại đó, tiếc thật!

àThói ích kỷ là cách làm trì trệ sự phát triển văn học nói chung,nhất là ở địa phương.

Top of Form


3 nhận xét:

  1. em là Điếc đây anh Hai. Em mới tạo Blog; chưa có thời gian "mò". Hi, chúc anh zui zui

    Trả lờiXóa
  2. Chào Điếc,cứ chọn các mẫu cơ bản ,ổn định rồi nâng cấp lên sau !

    Trả lờiXóa
  3. Chào HHP!
    Chúc bạn vui vẻ hạnh phúc!

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]