Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

54.HOÀI NIỆM HOÀNG THI THƠ







                           Tình khúc vượt thời gian tháng 3:Những tuỵệt tác Hoàng Thi Thơ


 1.Lâu lắm rồi không đi xem ca nhạc ở rạp.Sáng thứ 7 đọc báo thấy tin ,chạy đến rạp Bến Thành để mua vé.Hỏi con trai con gái có đi không ,trả lời hổng biết ông nhạc sĩ là ai .Bà phe vé ngồi ngay cửa bán vé nhanh nhảu ,mua hai vé hả chú.Trong đang bán mua chi ngoài ? Thì ngồi "Trường sơn Đông ,Trường sơn Tây " không à ,ai ngồi xem zậy được.Hỏi cô bán vé đúng vậy ,quay ra chặc lưỡi xìa tiền giá gấp rưỡi  lấy một cặp.Bà phe vé vô tư ,ăn chia hết chú ơi !Tối vô rạp thấy vẫn có nhiều ghế trống ,người nào gan mua cách nhau vẫn đổi ì xèo để được ngồi gần nhau.

   Phần lớn khán giả là tuổi trung niên trở lên ,mắt háo hức và xúc động như chờ đợi lâu lắm cho cuộc "gặp lại " tác giả mình mên mộ.Ngồi bên vợ chồng một bác lớn tuổi từ Gò Vấp lên ,nhìn dáng dấp biết dân trí thức cũ.Bác gái còn phảng phất nét đẹp kiêu sa của thời con gái con nhà khá giả ,dáng ngồi thẳng ,nghiêng đầu về phía bác trai để thầm thì trò chuyện.Bác trai vẫn còn rắn rỏi,áo quần trắng nai nịt gọn gàng kiểu công chức ,miệng luôn cười đón ý bác gái .Có lẽ vợ tôi ngưỡng mộ nhìn hai bác quá đỗi nên mắt cứ nhấp nháy với tôi hoài.Bốn hoặc năm mươi năm trước chắc các bác là nhân vật thực của những bài hát của tác giả chăng?

  2.Nhớ lại những ngày hè năm 1973 ở Hà nội ,lần đầu tiên tôi mới biết đến một loại nhạc mê hoặc giới thanh niên Thủ Đô,gọi là Nhạc Vàng.Một số học sinh ,thường gọi là cá biệt chậm tiến ,lưu chuyền tay nhau những quyển sổ chép tay "Vụ án thành Paris " và những bài hát " tình cảm ủy mị" của phía bên kia giới tuyến.
  Chiều xuống bọn tôi kéo nhau ra ghế đá Bờ Hồ ,ngồi ngắm các cô gái Hà Nội thướt tha đạp xe qua phố ,mắt mơ màng ra vẻ  đầy tâm trạng ,miệng lẩm nhẩm "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu...".(Mãi sau này mới biết là bài Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng).
  Cậu em  họ tôi  theo đuổi một cô gái ,con một chú cùng quê có chức ở Ban Thống Nhất.Mỗi khi gặp em về , hắn cứ hát đi hát lại mỗi câu ra chiều thích thú lắm "Thi ơi Thi ơi Thi Thi có biết không Thi.Khi con tim yêu đương là sống với đau thương.Khi con tim yêu đương là chết với u sầu.Thì Thi đã biết cớ sao Thi buồn....".Nghe lời hát lạ so với nhạc đỏ hừng hực khí thê lúc bấy giờ,tôi hỏi thì hắn ra dấu bí mật.Thời này chơi  mấy loại "văn hóa đồi trụy " này mà người ta biết được là bị kiểm điểm hành hạ hoặc ủ tờ như chơi!Cậu em  lấm lét , nói nhẹ qua hơi thở "Ông nhạc sĩ này ở miền Nam ,trước đó đi kháng chiến rồi Dinh tê".Dinh tê là từ khinh miệt những người bỏ hàng ngũ kháng chiến về với địch ,coi như phản đông bán nước ,nghe rất ghê!
  Lúc này Ba một bạn học  làm trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên mang ra máy Cassette ,bọn tôi lân la đến nghe các bài nhạc vàng nhiều hơn.Nhiều đứa hóng hớt kể lại mối tình của ca sĩ Tân Nhân ,nổi tiếng qua bài Xa khơi với một nhạc sĩ tài danh ở trong Nam.Họ cùng làm trong Đài phát thanh của hai phía và vô tình như nhắn gởi tình yêu của mình qua những bài ca say đắm lòng người.
  Về miền Nam,tôi may mắn ở nhà ông chú có dàn AKAI.Sau khi đi học về,tôi nghe đi nghe lại đến nhão mấy cuộn băng nhạc vàng.Tôi bắt đầu biết được ít nhiều các nhạc sĩ  và ca sĩ nổi tiếng trong Nam.
  Nghỉ hè về quê,tôi nghe đến thuộc lòng câu hát đứt đoạn của bà chị con di ruột ,lớn tuổi chưa chồng " Em gái miền quê ,cuộc đời trong trắng,dầm mưa dãi nắng ,mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm..." của Hoàng Thi Thơ. Mới thấy nhiều  bài ca của ông với âm hưởng dân ca ,lời lẽ mộc mạc, thật gần gũi với cách nghĩ  cách cảm của trai gái thôn quê ,làm tươi mát cuộc sống cần lao của họ trong khát vọng ấm no thanh bình và hạnh phúc bình dị. Còn ông  em của chị lại ông ổng lời nhạc chế "Ai đang đi trên cầu Bông ,rớt xuống sông ướt cái...quần ni-lông,..Vô đây em dù trời khuya ,anh vẫn đưa em về ...ế ê ề ...ê ê  ".Anh thích thú với  lời hẹn "đưa em về" này nên hướng sang nhà hàng xóm hát hoài, làm cô láng giềng dù bực cũng  phải   phì cười .Sau này mỗi khi quặt ngã Điện Biên Phủ qua rạp chiếu bóng Cầu Bông,tôi lại mĩm cười nhẩm câu hát vui vui trên!



   3.Sau năm 1975 ,Hoàng Thi Thơ và Phạm Duy là hai nhạc sĩ bị cấm về nhân thân  trong nước.Thời ấy chỉ có phân  hai phía : bạn -thù,địch -ta ...nên những tưởng ai ở phía bên kia thì tác phẩm của họ sẽ bị phế  bỏ.Người ta hành xử với nó ,đặc biệt của những ai bỏ kháng chiến Dinh tê ,với một  thái độ hằn học cho bõ ghét.Ác nỗi ,người dân không quan tâm điều đó,họ vẫn vô tư hát các bài hát mà mình yêu thích.Đặc biệt các văn nghệ sĩ hai miền vẫn âm thầm  với sự kính trọng tài năng của nhau.Ngay đứa con của ông với bà Tân Nhân cũng được đùm bọc yêu thương ,lấy họ của người cha Dượng là một văn nghệ sĩ ngoài Bắc.Đất nước đổi mới ,dần dà các tác phẩm của các văn nghệ sĩ miền Nam sáng tác thời chiến tranh được công nhận.Phạm Duy về nước góp phần trong sứ mệnh hòa giải dân tộc .Hoàng Thi Thơ về nước thăm quê rất sớm ,vào năm 1993.Rất tiếc ông  đã ra đi sớm  vào năm 2001, nên không thực hiện được ước nguyện viết các opera nhạc hiện đại về lịch sử Việt Nam và biểu diễn trong nước.    

Các ca khúc của ông được hát lên trong chương trình ngày 23-3 tại TP.HCM có lẽ chỉ vừa đủ để gợi nhớ đến một gia sản đồ sộ đã làm giàu có cho nền âm nhạc Việt. Không chỉ là tác giả của gần 600 bài hát, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng là đạo diễn điện ảnh, sáng tác và dàn dựng nhạc kịch, trường ca, nhạc cảnh, nhà sản xuất chương trình, viết sách giảng dạy âm nhạc, nghiên cứu và giới thiệu âm nhạc dân tộc thiểu số... cũng như là người đào tạo nhiều giọng ca danh tiếng như Hoàng Anh, Sơn Ca, Họa Mi...
  Ông là nhạc sĩ đa tài , biết đứng bên dòng chảy thời cuộc để sáng tác theo sự mách bảo của con tim.Đang hăng hái theo các bạn Trần Hoàn,Lưu Trọng Lư  hoạt động phong trào nhưng ông đã hai lần năm 1946 về Huế tiếp tục học hết phổ thông.Năm 1950 tốt nghiệp phổ thông,ông lại ra vùng tự do Thanh Hóa để học Dự bị Đại học ban Văn -Triết trường Liên khu 3-4. .Sau đó ,năm 1951 ,ông lặng lẽ vào Sài gòn dạy tiếng  Anh  và theo nghề sáng tác nhạc,hoạt động văn nghệ.Phải là người có tài năng và cá tính mạnh mới chọn cho mình một lối đi riêng như thế!Ở miền Nam được chính quyền trọng dụng nhưng ông vẫn giữ mình vừa đủ tự do để sáng tác và hoạt động âm nhạc.Những sáng tác của ông chủ yếu là về tự tình dân tộc,viết mức độ về chiến tranh nhưng cũng khá trong sáng ,không nghiêng về phục vụ  chính trị như một số văn nghệ sĩ khác ,kể cả hai bên.
  Âm nhạc của Hoàng Thi Thơ là một nét độc đáo, không lẫn lộn với bất kỳ ai. Nó biến hóa đôi khi hết sức dàn trải, đôi khi dùng  phương thức điệp âm, gần gũi dễ nhớ, nhưng trong ca từ luôn luôn giàu có hình ảnh những nét đẹp của quê hương, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. Giai điệu của ông phần lớn sảng khoái, sôi nổi và là một sự kết hợp độc đáo của phong cách của miền Trung - Quảng Trị quê hương ông và dân ca  Nam Bắc. Nhiều bài hát của ông gần như là bài hát “cửa miệng” của các thế hệ người Việt dù ở trong nước hay đi xa, như Ðường xưa lối cũ, Trăng rụng xuống cầu, Rước tình về với quê hương, Ðám cưới trên đường quê, Ô kìa đời bỗng dưng vui...
  "Tình khúc vượt thời gian" lần này đã  tái hiện một phần không gian âm nhạc của nhạc sĩ tài danh và nhiều chuyện tình lãng mạn. “Chuyện người trinh nữ tên Thi” được đồn đoán rằng chính ông là một nhân vật trong câu chuyện,  được thể hiện bởi ca sỹ Đông Đào thật da diết. Với những bản tình ca quê hương, khán giả thấy lòng bâng khuâng với  nét duyên dáng đằm thắm của những cô thôn nữ, hay những hạnh phúc lứa đôi mộc mạc mà nồng thắm qua Duyên quê với sự trở lại mặn mà  của NSƯT Ái Xuân, Mấy nhịp cầu tre qua sự kết hợp của Thụy Vân – Đông Quân, Đường xưa lối cũ (Thu Trang), Rước tình về với quê hương (Thụy Vân), Túp lều lý tưởng với phần song ca của Thu Trang – Trần Phương. .. Những tiếng vố tay náo nức sau mỗi tác phẩm như làm ấm lại không khí sân khấu một thời , có sự gần gũi  đồng cảm giữa nghệ sĩ và khán giả!
    Nói đến Hoàng Thi Thơ ,người ta nhắc đến một nghệ sĩ nghiêm túc và sáng tạo  đa dạng không ngừng .Từ sáng tác âm nhạc thuần túy bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1967 ông lập ra Đoàn ca vũ nhạc kịch Hoàng Thi Thơ trình diễn tại khắp Sài Gòn, nhấn mạnh vào hình thức múa. Cùng một số vũ sư, ông tiên phong xây dựng được một số điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc như múa xòe, múa quạt, múa trống bồng, múa nón quai thao, múa K’Ho, múa Ê Đê... Không dừng lại đó, ông còn trở thành đạo diễn kiêm nhà sản xuất một số phim như Cô gái điên, Người cô đơn...
  Dù trong giai đoạn nào, sống trong nước hay ngoài nước, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vẫn không ngừng sáng tác và hoạt động nghệ thuật. Những năm cuối đời ông tập trung vào hướng sáng tác mang màu sắc thiền. Ông ví cuộc sống hiện tại của mình như là cuộc sống tiên và bảo không có gì để ân hận. Ông cũng luôn khẳng định mình mãi mãi là một người nghệ sĩ với trái tim luôn rung động để sáng tác cho đời.
  Hoàng Thi Thơ là một nghệ sĩ rất đáng được trân trọng về nhiều mặt! Ông sẽ sống mãi trong lòng dân tộc với những khúc ca vui yêu đời ,nâng đỡ người ta đứng dậy trong vất vả nhọc nhằn !


Đông Quân -cháu nhạc sĩ và Thụy Vân với"Mấy nhịp cầu tre"

41 nhận xét:

  1. Em chạy qua chạy lại đọc bài mới của anh Cả từ hôm qua mà đến giờ mới đọc được. (Năm đấy anh Cả)

    Em cũng mê HTT anh ạ. Bài viết của anh hay quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tem vàng cho Năm nghe.Anh muốn tải nhạc bài "duyên quê: từ NCT mà làm mãi không được ,chán thật !

      Xóa
    2. Như thế này anh nhé.
      Anh tìm bài hát đó, lấy đường link như đã từng lên lúc nãy ấy. Nếu anh muốn chạy tự động thì click chuột vào ô chạy tự động, nếu không thì thôi.
      Sau đó anh coppy toàn bộ code mang dán vào bài viết ở dạng soạn thỏa HTML. Anh chỉnh lại kích thước cho phù hợp với bài đang. Thường thì NCT là nhạc tiếng, NM thường để kích khuôn nhạc ngay dưới hình ảnh chèn vào bài đăng, vừa gọn và đẹp nữa. Kích thước NM hay sử dụng là cao khoảng 50px, rộng khoảng 400px.

      Xóa
    3. Anh Cả làm thử đi, em sẽ viết hướng dẫn chi tiết và đăng ở nhà chung để em tham khảo nhé.

      Xóa
  2. Thấy bên nhà giaolang có bài viết về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, đọc xong rồi đi vòng quanh nhà mới biết là của anh HHP, người có rất nhiều cmt nặng ký trên bài viết của bạn bè HN, ít nhất là 8 người trong danh sách của anh. Vui.
    Là một HSMM, tiếp cận dòng "nhạc vàng" chính thức chỉ từ sau 1975 mà bài viết của anh về HTT đọc rất thú vị và cảm động.
    HTT đã có một thái độ rất khác những nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời và bởi đó, ít tai tiếng trong cái thời buổi hỗn tạp và nhiễu nhương trước và sau 1975.
    Nếu không có cái "nhẩn nha" ở phần đầu, người đọc sẽ nghĩ bài này là của một tác gia lớn lên ở MNVN trước GP. Vài hàng làm quen anh HHP nhé. HN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh HN đồng cảm chia sẻ.Rất vui được biết anh !:bh

      Xóa
  3. Bài viết đọc rất thích, có kỷ niệm riêng tư, có tư liệu chính xác, có ý kiến luận bàn... :bh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta càng hiểu tài năng,tầm nhìn và tự do sáng tác đối với văn nghệ sĩ quan trọng biết chừng nào , phải không Nô?:O)

      Xóa
  4. Em chỉ biết đọc thôi. Nhưng qua bài viết này cho thấy anh Phương là người am hiểu thể loại nhạc xưa...Và qua đây em hiểu phần nào về nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
    Còn bài hát này, lần đầu tiên em được nghe là lúc khoảng 7- 8 tuổi khi đó bố ở bộ đội về phép và có mang theo về 1 chiếc cassette cùng với mấy cuộn băng nhựa. Sau này lớn lên em mới biết đó là nhạc vàng. Bài hát thật hay, giàu hình ảnh, mộc mạc, gần gũi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một lần khoảng năm 1985 khi gặp nhà thơ Thu Bồn trong buổi tiệc gia đình cảu người bạn là cháu ông.Khi đến phần hát ,có cô gái hát nhạc Tiền chiến.Nhiều người xuỵt xuỵt ,nói nhạc vàng.TB nói"làm chi có nhạc vàng nhạc đỏ nhạc xanh,chỉ có một thứ nhạc hay hay dở thôi,cứ hát vô tư,tôi chịu trách nhiệm".

      Xóa
  5. Đó là tình yêu của những người có nhân cách lớn ,Ba à!

    Trả lờiXóa
  6. Có người tai nghe nhạc HHT mà mắt vẫn ngắm thuở vàng son của lão bà bà láng giềng ngồi hàng ghế bên cạnh với"phảng phất nét đẹp kiêu sa của thời con gái con nhà khá giả ,dáng ngồi thẳng"!;)

    Trả lờiXóa
  7. [img]http://hoatuoiquangnam.com/images/home/Hoa_bo_tinh_yeu_-_HTY01.jpg[/img]
    Chiều vui bạn nhé

    Trả lờiXóa
  8. Thật sự em là thế hệ sinh sau đẻ muộn và cũng không biết gì về nhạc, nên không dám lạm bàn.
    Nhưng em thấy những chương trình ca nhạc theo em mà đối tượng khán giả chính là các anh chị, cô chú bác ở đây, đa số đều là những chương trình nghiêm túc.
    Riêng em đọc bài viết này, đọc xong, em cứ nhớ cái đoạn anh đi qua Cầu Bông , rồi em cũng lẩm nhẩm theo " Ai đang đi trên cầu Bông ,rớt xuống sông ướt cái...quần ni-lông,..Vô đây em dù trời khuya ,anh vẫn đưa em về ...ế ê ề ...ê ê ". Nghe vui ghê anh hén !
    Chúc anh cùng gia đình vui khỏ, anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì thấy "Ô kìa đời bỗng dưng vui" hơn là quý rùi ,phải không em?:))

      Xóa
  9. Cám ơn bạn HHV đã ghé nhà. LB qua nhà bạn ucf đây.
    À, dưới chân tượng đài 2/9, Đà Nẵng, có món ốc hút ngon lắm, LB nhớ
    mãi, hì...
    Chúc tối vui.

    Trả lờiXóa
  10. Đó là món nhậu dân dã ,nhiều người gọi "nhậu dễ thương"đó anh!Có người đố "ở DN có món Ố Chút " mãi mới nhớ ra !:))

    Trả lờiXóa
  11. Khi nào có buổi "HTT" nữa, HHP nhắn cho MF đi coi với nha!
    MF là "hàng xóm" của HTT, làng ông với làng MF cách nhau một đồng lúa, Hoàng Phủ Ngọc Tường (gọi HTT bằng chú) hay nói đùa: hồi nhỏ chắc anh với em có giành nhau chuồn chuồn rùi! Những năm xa quê mà nghe HTT là nhớ quê đến nhức nhối, vì cánh" đồng lúa vàng" trong HTT là quê của MF đó! và MF tự cảm mình là "em gái miền quê"...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thường đã tổ chức một lần ,SG hay tổ chức lần sau xôm hơn.HHP sẽ thông báo ngay cho MF.Cánh đồng luá vàng cũng hay xuất hiện trong tác phẩm HTT thật trong trẻo,xôn xao ,náo nức ...lắm .Quảng Trị nhiều người tài hè !

      Xóa
    2. E hèm, cả mafia nữa hen? :-s

      Xóa
  12. thú vị lắm, chủ nhật được đọc một entry bổ ích anh ạ, anh vui nha!

    Trả lờiXóa
  13. Chủ nhật chuẩn bị có ẻn mới chưa anh P?

    Trả lờiXóa
  14. ồ! "Thi ơi THI, thi có biết biết k thi..." "mấy nhịp cầu tre.." "duyên quê" những bài này hồi em ..chưa lớn , "nổi" lắm ! ngày đó tụi em cũng học theo các anh chị, ghi chép trong sổ, hát cả ngày . nhưng tới nay đọc mới biết tg đó anh ạ! :d cảm ơn anh! mà bài "em gái miền quê" và "đám cưới trên đường quê" giờ ở quê em mỗi đám cưới vẫn hay hát đó anh ạ! em thích nhất bài "em gái miền quê" :)

    Trả lờiXóa
  15. Em cũng nghe những bài hát này rất nhiều. Đọc bài này của anh mới biết thêm về tác giả của nó.
    Cám ơn anh nhé.

    Trả lờiXóa
  16. Trả lời
    1. Thế mà thấy chữ to chiếm trang quá,TNX ơi!

      Xóa
  17. Qua thăm bác HHP nghe lại "Duyên quê".
    Bài mới thôi anh Phương ơi!

    Trả lờiXóa
  18. Cho em ngồi nghe hết bản nhạc rồi dìa nha anh HHP ơi..Thanks Nha

    Trả lờiXóa
  19. Đêm nhạc HTT vẫn chửa kết thúc cơ ạ?w-)

    Trả lờiXóa
  20. Cảm ơn Bác cho tôi nhớ lại thời đẹp xưa.
    .
    Hà Nội ơi mộng với tay cao hơn trời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui anh ghé chơi.Một thời đẹp xưa "lãng mạn" vậy không phải ai cũng dám có ,anh nhi?

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]