![]() |
Ngỗn ngang quanh biểu tượng một thời SG: tượng Trần Nguyên Hãn. |
1.Mấy hôm rày chộn rộn chuyện di dời tượng
Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành để làm ga ngầm tuyến metro Bến Thành - Suối
Tiên ,trưa nay tranh thủ xuống xem thử.Nhiều người rủ nhau đứng dưới nắng chói
chang chụp ảnh bên tượng làm kỹ niệm ,để nhớ lại một thời xáo trộn của Hòn
ngọc viễn đông.
Người dân SG
quyến luyến với tượng đài này vì đó là một phần lịch sử của thành phố
.Nhiều người không nói ra nhưng có ý để xem chính quyền đối xử với một công
trình văn hóa hình thành dưới thời chế độ trước đây như thế nào.
Được biết , nhân
kỷ niệm ngày quân lực Việt Nam Cộng hòa 19-6-1973,chính quyền chế độ cũ xây
dựng hệ thống tượng đài trong đô thị Sài Gòn. Khi đó, hệ thống tượng đài được
dựng theo mảng đề tài chính là các anh hùng dân tộc, trong đó mỗi tượng danh
tướng như Trần Hưng Đạo, An Dương Vương, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn…
là biểu tượng cho một binh chủng, chẳng hạn An Dương Vương là thánh tổ của công
binh, Trần Nguyên Hãn là biểu tượng của binh chủng thông tin ,Trần Hưng Đạo là
thánh tổ binh chủng hải quân ,Phù Đổng Thiên Vương là biểu tượng của Không
quân...
Phải nói là các
tướng tá SG cũ rất thông thuộc lịch sử ,chọn thật tiêu biểu các anh hùng
dân tộc để làm biểu tượng nên dễ đạt sự đồng thuận của mọi người . May là các
bố không chọn các Tồng thống của mình tay cầm cái a lô hay cuốc xẻng làm thánh
tổ của mỗi ngành ,chớ không đã bị giật đổ ngay từ lâu rồi ! Bà con thắc mắc,tượng
này sao không di dời ,tái định cư tại chỗ trước mặt công viên 23/9 cạnh chợ Bến
Thành ,để mọi người có cảm giác vẫn an cư như từng ấy năm qua?
Còn tượng
đài liệt nữ Quách Thị Trang được xây dựng cấp tốc vào tháng 8-1964,giữa vòng
vây của cuộc biểu tình do Sinh viên - học sinh Sài gòn tổ chức. Đây là tượng
đài kỷ niệm nơi sự kiện Phật tử Quách Thị Trang (Pháp danh Diệu Nghiêm) bị
bắn chết khi mới 15 tuổi trong cuộc đấu tranh của sinh viên - học sinh Sài Gòn
nhằm chống lại Chính phủ VNCH trong
những ngày sôi sục năm 1963.Phải nói chính quyền lúc ấy tôn trọng sự lựa
chọn của người dân chứ gài người vào đoàn biểu tình phá bĩnh thì còn lâu mới
mần được nhỉ ?
Tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang tại công
viên trước chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng hòa bình ,vừa nói lên
chủ trương nhu nhưng cũng mạnh mẽ của Phật tử và người dân TP.HCM trong 50 năm qua. Bà con
cho rằng ,tượng này bé xíu tại sao không đặt lại bên góc cửa ga lên xuống
để mọi người biết lịch sử hào hùng một thời của thành phố ? Ở Bỉ tượng thằng cu
đái nhỏ nhí ,đặt tuốt trong hẻm loanh quanh ở Brussel tìm mãi mới ra ,thế
mà du khách vẫn nườm nượp kéo đếm xem nữa là !
2.Trước đây mỗi lần đi ngang qua Bến Thành ,nhìn
tượng Trần Nguyên Hãn ,tôi cứ nghĩ chắc ông tướng này dòng dõi nhà Trần thời
chống quân Nguyên Mông .Mà lạ một cái là sao hồi ấy ,ông ta đã biết xài biểu
tượng hòa bình mà mãi sau này đại họa sư Picasso mới mặc định cho cả thế giới ?
Sau tò mò hỏi một
bác xe ôm ,chắc là sĩ quan chế độ cũ ,đang ngồi thanh thản nghỉ mát chờ khách
trên đại lộ Lê Lợi ,mới biết là bé cái nhầm.Hóa ra ông là quan võ hàng đầu ,
sau lên hàm Tả tướng quân của trào vua Lê Thái Tổ.Hồi học phổ thông ,đến khởi
nghĩa Lam sơn ,thầy toàn nhấn mạnh "Lê Lai liều mình cứu chúa" với
nhắc đến tài binh vận của quan văn Nguyễn Trãi chứ ít đề cập đến các quan
võ nên IC óc mình chạm mất tuốt !
Trần Nguyên Hãn là
cháu Trần Nguyên Đán (ông ngoại Nguyễn
Trãi),đã cùng với Nguyễn Trãi trăn trở để về phò Lê Lợi cứu nước. Ông giành
được nhiều chiến công lưu lại sử sách nhưng nổi bật nhất là trận Tổng
công kích Xương Giang .Đó là một căn cứ rộng 25ha , án ngữ ngay trên đường
từ Quảng Tây tới Đông Quan, chỉ cách Đông Quan khoảng 50 km, là vị trí trọng
yếu về quân sự . Ông đã chỉ huy công thành , cho đào công sự bao vây từ
các khu rừng lân cận, đào hầm ngầm từ ngoài vào trong thành giặc, rồi tiến hành
nội công ngoại kích giành chiến thắng vang dội,đập tan ý chí xâm lược của quân
địch ; đưa đến "Hội thề Đông quan ", một chiến thắng ngoại giao của
Nguyễn Trãi. Trong lịch sử chống ngoại xâm, đây là lần hiếm hoi quân
đội Việt Nam triệt hạ được một thành trì quan trọng và có quân
số lớn, sau sự kiện Lý thường Kiệt hạ thành Châu Ung ngoài biên giới.Bài
học lịch sử này chắc được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiền ngẫm khi có quyết
định bao vây "đánh chắc tiến chắc" tại Điện Biên Phủ sau này ?
Trong thời gian
kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng,
huấn luyện để chuyển thư như là phương tiện truyền tin hữu hiệu qua lại với chủ
tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ
thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt đến nguy khốn ,ông đã viết thư
buộc vào chân chim thả bay về căn cứ . Nhờ thư do chim câu mang đến,
Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ Ninh
phá vỡ vòng vây giải cứu quân ta.
Cùng về qui tụ dưới lá cờ nghĩa Lam Sơn còn có một vị tướng tên là
Nguyễn Chich ,người Đông Sơn -Thanh Hóa cũng có tài nuôi chim bồ câu. Được bố
truyền nghề nên từ nhỏ ông đã có biệt tài nuôi chim bồ câu rất giỏi để dự Hội
thi chim ở địa phương vào các dịp lễ. Bồ câu được dạy một cách khéo léo như
cách người ta đặt một chậu nước giữa sân, rồi tung chim cất cánh
bay cao lên tít mây xanh mà bóng chim vẫn in trong chậu nước. Khi đạt trình
nhất định, Nguyễn Chích luyện cho chim mang thư từ và đồ nhẹ đến nơi
định sẵn rồi bay trở về.
Chiến công của đội quân lông vũ này trong điều kiện tác chiến ở khu vực rừng núi hiểm trở của nghĩa quân thật lợi hại. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu. Nguyễn Xí liền thả chim câu đưa thư bay đi gọi được các cánh quân về cứu viện;nhờ đó quân ta trong đánh ra, ngoài đánh vô làm cho vòng vây của giặc tan vỡ. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi đội quân chim bồ câu như sau:
Chiến công của đội quân lông vũ này trong điều kiện tác chiến ở khu vực rừng núi hiểm trở của nghĩa quân thật lợi hại. Một bận, căn cứ Lam Sơn bị đánh úp trong khi ở doanh trại chỉ có Lê Lợi và Nguyễn Chích cùng mấy trăm quân túc vệ. Giặc Minh ở ngoài vây rất chặt, khó có thể phá được vòng vây hay cử người đi báo tin giải cứu. Nguyễn Xí liền thả chim câu đưa thư bay đi gọi được các cánh quân về cứu viện;nhờ đó quân ta trong đánh ra, ngoài đánh vô làm cho vòng vây của giặc tan vỡ. Cho đến nay người dân ở vùng đất xứ Thanh Nghệ vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi đội quân chim bồ câu như sau:
Bồ câu bồ các
Nó hát cúc cù
Cu đi Quan Du
Cu về Bù Rộc
Thư này hỏa tốc
Phải đợi cu về
Ăn gạo vua Lê
Đậu vai ông Chích
Cu là cu thích
Lại hát cúc cù!
Vậy té ra ông cha ta đã có
nhiều sáng tạo để huy động mọi nhân tài vật lực của đất nước vào việc chống
giặc ngoại xâm từ rất lâu !
3.Lâu nay ,quan điểm của
các bác làm văn hóa nghệ thuật ở Thành phố cũng có nhiều ý kiến khác nhau về 12
tượng xây trước năm 1975 tại TPHCM.Phe ủng hộ cho rằng "các vị trí dựng
tượng nên giữ nguyên, bởi về cơ bản, những bức tượng ấy, bao năm nay đã in
trong tâm thức nhiều thế hệ người Sài Gòn - TPHCM. Nếu tượng xuống cấp, nên làm
lại, đặt ở vị trí cũ"
Phe phản bác cho rằng
,tượng xây dựng vội vàng bởi các nghệ nhân nên trông rất ngô nghê như là các
tượng để bàn được phóng đại.Tôi không rành nghê thuật nhưng thấy các tác phẩm
nghệ thuật như tượng phật,đền đài miếu mạo còn lưu giữ đến ngày nay đều do bàn
tay các nghệ nhân dân gian sáng tác cả đây thôi !
Hèn chi mà các tượng không được ngó ngàng đến nên xuống cấp
trầm trọng, đến nỗi tượng Trần Nguyên Hãn gãy mất một chân gần cả năm nay vẫn
để cho thành thương binh tượng luôn.
Hổng biết rồi di dời tượng này lên công viên Phú lâm họ có
nghiêm túc dựng lại tại nơi mới hay dọn cất đi để đặt vào các tượng mới hoành
tráng hơn ?
Mới đây khi làm cầu
vượt ở bùng binh Cây gõ đã di dời tượng Lý Thái Tổ ,không biết cất vào đâu mà
một đi không trở lại .Tiếc thay !
Từ từ rồi ... mọi thứ sẽ nhừ hết, bác HHP à!
Trả lờiXóaCái tư duy "phát triển là ... phá bỏ" khiên các đô thị VN trở thành những đô thị không có lịch sử!
Tư tưởng "đập toan hoang" rồi mới xây "đang hoàng hơn" có lẽ đã ăn sâu vào nếp nghĩ của VN ta,buồn không thể tả ,Nô ạ !
Xóachưa hiểu hết chuyện thì chớ nên ý kiến
XóaNgười ta nói: Bảo tồn, bảo tàng" là nên giữ lại và bồi đắp những cái gì đã có và ăn sâu vào tiềm thức con người. Nên NT nghĩ, cũng nên đặt để lại tượng Trần Nguyên Hãn ở nơi cũ hoặc gần nơi cũ có thể được.
Trả lờiXóaNghệ thuật có nhiều trường phái quá... nhưng NT chẳng thích mấy tượng được đắp, tạc thời bây giờ. Sao cứ thấy nó cạnh góc, xương xẩu làm sao, nó không có hồn và cứ na ná giống nhau. Nó mang tính tuyên truyền thô thiển hơn là nghệ thuật lòng người. Nghệ thuật là một cái gì đó ngấm ngầm, len và chui... nhiều khi chẳng hiểu nhưng cảm xúc lại dâng trào.
Ừ ,tượng của mình bây giờ cứ như hình tượng múa trong hoạt cảnh truyền thống na ná nhau ,NT ơi ! Xem riết rồi mệt hổng muốn nói nữa...
XóaĐọc bài viết của anh rồi, chắc người dân SG nào, nhất là những ai từng gắn bó , từng đi qua đi lại mỗi ngày trên cung đường đó, chắc hẳn đang...ngùi ngùi tiếc. Tiếc mà không làm gì được . Các bác nhà ta xưa nay có lệ thích là làm thôi, trưng cầu ý dân chỉ là...cỡi ngựa xem hoa chứ cuối cùng thì vẫn làm theo điều các bác ấy muốn thôi.
Trả lờiXóaAnh làm em nhớ một ký niệm về bức tượng Lý thái tổ nơi bùng binh cây gõ. hồi đó em mới lên Sài gòn, không biết đường đi, đứng lơ ngơ giữa bùng binh chẳng biết rẽ lối nào. thằng bạn em nó xúi " thui, thấy gươm ông chỉa hướng nào, mình đi theo hướng ấy đi. Lạc quay lại ". giờ đọc bài viết, sực nhớ ra, ...có lần gần đây đi ngang, thấy trống trống , thiếu thiếu mà chả biết thiếu gì... Vì lâu quá không đi ngang đó. Giờ thì... nhớ rồi... hơi chạnh lòng tiếc thật anh ạ.
Bây giờ mới biết thêm lợi ích của tượng đặt ở các bùng binh SG nhe !
XóaNgười ta cứ di dời, cứ thản nhiên phá vỡ quần thể kiến trúc (bao gồm cả các vị trí đặt tượng đài, vườn hoa...) mà chưa trưng cầu ý dân -một lộ trình cần thiết.
Trả lờiXóaTừ lâu, mỗi khi đi qua tượng Trần Nguyên Hãn, muội đây cứ thắc mắc tại sao họ nỡ để anh hùng dân tộc thương binh khi đã về Trời ? Giờ thì mới biết có lẽ khi về nơi toạ lạc mới (hay ở ẩn cùng vua Lý) may ra vết thương mới được băng bó.
Cảm ơn bài viết rất am hiểu về lịch sử của ông anh. Hi vọng mọi sự không đi vào ngõ cụt!
Có lẽ dân chỉ là công dân hạng hai nên các quan chẳng trưng cầu dân ý làm chi cho mất thời giờ .Cây dầu cổ thụ đẹp thẳng tắp ,ưng đốn thì các bác nói rể mục dễ bật gốc.Cây thì cắt cụt lủn theo kiểu xứ lạnh ,ngó như bàn tay cùi ...ngó mà chán!
Xóavấn đề là trưng ai
XóaMình đã được mục sở thị một bức tượng danh nhân được cắt đôi. Chan để phía thước, nửa thân phía sau... Tượng bọc đồng lõi bê tông nên không có giá... Nén nham nhở vết băm chém.
Trả lờiXóaGia đình không còn chỗ thờ tự, nhà ởvtreen tầng 4 nên không thể mang về...
Thật xót xa chị nhỉ ,có lẽ đây là thói "ganh ăn ghét ở " ở xứ ta,chị nhỉ ?
XóaÔi, một Sài Gòn ngổn ngang đang tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc đến chỗ hỗn độn!
Trả lờiXóaEm nhớ mãi về hình ảnh SG những năm 75 - 76, đẹp và yên bình với những hàng cây xanh rợp bóng. Giờ cây xanh bị đốn ngổn ngang, tượng đài thì na ná giống nhau, toàn những anh chị giơ tay giơ chân hùng dũng như chuẩn bị đánh nhau. Chán mớ!
Tượng đài thì phải phù hợp với cảnh quan chung quanh và có tính biểu trưng lâu dài ,chứ "toàn những anh chị giơ tay giơ chân hùng dũng như chuẩn bị đánh nhau" thì chán thật ,OM ạ !
XóaChuyện đại sự mình không ngăn được nhưng cái cần là thực sự vì "quốc kế dân sinh" được thực hiện bởi những cái đầu hiểu biết, yêu nước và không mưu lợi cá nhân thì rất tốt. Vả lại, không gian bố trí cho một tượng đài cũng đâu to lớn gì!
Trả lờiXóaBất cứ chuyện gì hành xử bằng cái tâm trong sáng đều thấu lý đạt tình cả ,anh ạ !
XóaSao mất tiu cái còm của Giáo vậy trời! Còm lại thì mất hứng quá!
Trả lờiXóaĐại ý Giáo chỉ nói là mấy ông lớn hỏng có để ý lòng dân ra sao đâu, nên cái chiện mấy cái tượng cũ kỹ mấy ổng ko có quan tâm coi trọng như mình đâu anh à! Và Giáo ko muốn vào SG nữa vì bây giờ nhiều thứ trông chán mắt quá! hic...
Hỏng biết lần này còm được ko nữa. Copy lại cho đỡ mệt! Lỡ ông Gu gồ lại chơi xấu, hic...
Kệ cứ vô SG đi Giáo ,cũng có nhiều chố vui chứ .Đừng lẫy nó làm mấy ông ngụ cư (N.Thu,BDM,HHP,Sóng...) nhột bụng nha ! He he..
XóaĐọc entry ni mà ngậm ngùi chơ không biết còm sao, vì vấn đề tương tự nhiều nơi, người đưa ra ý tưởng họ không có một cuộc sống nội tâm đầy đủ để có thể nuối tiếc một kỷ niệm, Đã đành xã hội phải có phát triển, nhưng không có nghĩa cứ phải đập phá cái cũ đi để xây cái mới! (Trung Quốc chừ ngồi ôm hận đủ với "Đại CMVH" rùi). Bên Scotland, người ta ở những ngôi nhà ngó như nhà cấp 4, nhưng bên trong phong lưu và hiện đại, cảnh quan đời này qua đời khác không thay đổi. Vì có một nguyên tắc là phát triển trong sự bền vững của văn hóa cổ truyền! Gốc gác của vấn đề là phải có những nhà quy hoạch có tâm và có tầm, có các kiến trúc sư đủ uyên bác và hơn cả là có người lãnh đạo giỏi hướng cho họ điều đó. Nếu đến thăm các nước phương Tây, ta sẽ thấy luôn có những tượng đài các vị tướng trên các quảng trường chính của thành phố, mà người Việt ta đến thăm gọi là "quảng trường con ngựa" cho dễ nhớ, khi không biết ông tướng đó là ông nào. Riết rồi thấy quảng trường mà không có ông tướng cưỡi ngựa là không phải trung tâm thành phố! Dù sau này có hệ thống metro hiện đại giữa cái nơi có thể coi là tim của SG này, thì nó sẽ chẳng có vẻ gì là một trung tâm, nếu không còn tượng đài Trần Nguyên Hãn, cho dù chợ Bến Thành cứ còn đó! (người xứ của MF gọi đó là "vô duyên"). Cái tầm ý nghĩa bức tượng này vượt xa hơn khúc lịch sử 30 năm rùi HHP ui!
Trả lờiXóaMF nói "vô duyên" là trúng ý mình quá .Sao mà xứ ta cái gì cũng ưng to lớn hoành tráng thế không biết ?
XóaMình nhớ chú em có cái nhà xây hồi Pháp ,khung cửa kiền kiền năng trich.Theo trào lưu mới (vài chục năm trước) hắn đập bỏ mái ngói âm dương làm mái bằng ,lắp khung nhôm.Sau nóng quá mới biết ngu ,mới xây lại ,lây khung cửa gỗ cũ lắp zô (mừng là còn cất) khen nức nở !
có lẻ vì họ muốn xoá hết những ký ức ngày xưa đó anh ạ. chúc anh chiều cuối tuần vui vẻ nhé.
Trả lờiXóaĐó là một bi kịch chưa có hồi kết thúc !
XóaChuyện của cấp trên, mà cấp trên chỉ lo việc "Đại sự..."
Trả lờiXóaChuyện bây giờ trên dưới đều rối cả lên !
XóaAnh làm quản lý chắc cũng được lắm. Em đoán thế, vì những bài viết của anh luôn thể hiện được cả hai yếu tố: cái tầm và cái tâm.
Trả lờiXóaỜ Hà nội, khi người ta phá bỏ nhà máy công cụ số 1 để biến thành Royal city, cũng có rất nhiều những trăn trở cho biểu tượng công nghiệp một thời bị chìm vào quên lãng. Bây giờ Royal city hiện đại, một ngày thu bộn tiền, mọi người sẽ nhanh chóng quên đi cái dòng chữ bằng khung sắt han gỉ trước kia.
Không biết quên có phải là trạng thái tích cực của sự phát triển ?
XóaĐời người như bóng chim bay qua cửa sổ, những thăng trầm của xã hội thì lịch sử còn ghi, chúng ta trăn trở nhiều nhưng xã hội vẫn đi lên chậm chạp, chắc thời vận của Việt Nam chưa tới hồi phát triển.
Trả lờiXóaChắc là tiến từng bước vững chắc đó ,bác ạ !
XóaĐó cũng là một biểu tưởng, đã ghi dấu ấn với người dân TP rồi, theo em nên giữ nguyên như vậy
Trả lờiXóaGiữ thì khó rồi vì nơi đó đúng vị trí ga lên nhưng mong là các nhà quản lý văn hóa hành xử một cách có văn hóa .
XóaBài viết đúng là có cái tâm và cái tầm trong đó. Lâu ngay qua lại nhiều , nhưng lão cũng không mấy để ý ...thương binh Trần Nguyên Hãn!
Trả lờiXóaMột vết thương chưa lành vì chờ chữa mãi !
Xóathăm anh! anh khỏe ko ạ! chúc anh luôn bình an!
Trả lờiXóaCám ơn em,anh khỏe ,công việc có vẻ ổn định lại !
XóaChúc HHP một ngày thật vui hén, cứ nhẩn nha, nha nhẩn cho đời thêm tươi...
Trả lờiXóaCám ơn nha ...
XóaChiều nhiều niềm vui Bạn nhé !
Trả lờiXóaCám ơn bạn,đi chơi lễ hôm nay mới về !
XóaNhiều cảm xúc khi đọc bài này anh ạ. Cảm ơn anh đã viết nhé
Trả lờiXóaĐược vậy là vui rồi ,em ạ !
XóaChủ nhật sang thăm anh,chúc gia đình nghỉ lễ nhiều vui !
Trả lờiXóaCám ơn Q,nagfy lễ đưa bà già đi tour mekong delta vui !
XóaAnh à, bảo tồn và phát triển, lịch sử và kinh tế là những lãnh vực có vẽ như mâu thuẫn nhau. Một mặt để có cái nhắc nhở con cháu sau nầy, mặt khác để có chỗ xây dựng công trình cũng nhằm phục vụ cho thế hệ tương lai, tất cả đều phải cân nhắc lựa chọn phương án tối ưu. Nhưng cái ta cần cũng như thế giới cần là quy hoạch tổng thể cho hằng 100 năm chứ không phải 1, hay 2 thế hệ, vài nhiệm kì kế hoạch, vài phân khúc xây dựng là đủ. Việc chọn nơi di dời, phá bỏ, trùng tu các tượng đài, cây xanh nói riêng hay tái lập một hiện trạng mới phù hợp cho TP Sài Gòn phải nằm trên bàn nghị sự, bàn bạc, soi chiếu, phẫu phẩy sao cho phù hợp là cả một quá trình tập trung trí tuệ, tài năng, cái tâm, cái tầm của toàn xã hội, trong đó ý kiến nhân dân là quan trọng. Mộc xin góp vài ý vậy thôi, Mộc đi đón cháu cái đã, sắp đến giờ G rồi!
Trả lờiXóaThế là hồi hương đã có việc làm rồi ,chắc bà xã mừng lắm nhỉ?
Xóa