Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

143.VỊ SẦU ĐÂU


Anh có về kịp mùa nước nổi
Cá linh non nồng rượu quắt quay?
Người gần lại đêm dài chướng thổi
Ôi mênh mang trời đất sum vầy !


Bình đẳng nước trắng đồng háo hức
Mềm mại em ấm cả trăng gầy
Bàng bạc khuya trộn hòa ký ức
Bàn tay chai chạm thấu miền đau

Anh tệ quá mãi mê cơm áo
Em rộng lòng thá thứ như dân
Nước ròng neo đậu bến cùng sao
Lạ lùng vị sầu đâu ngọt đắng ...

12/2016

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

142.LỜI MÂY TRẮC ẨN

Với tác giả tại buổi giới thiệu Lời Mây ngày 10/12/16
 Lời Mây Xuân Cừ là tâm tình nhẹ bẫng của người ngộ ra sự đời với người thân yêu nhất của mình.Tôi đồ rằng sự ám ảnh về mây của tác giả bắt nguồn từ câu thơ thuở học trò "mấy cô má đỏ hây hây,đội bông như thể đội mây về làng",nó cũng không cố thoát ra cái nặng nề tối sầm của mây đen vần vũ dãi đất miền Trung mỗi mùa mưa bão.Ở tuổi sống chậm,lời thủ thỉ của tác giả như nhắn nhủ con cháu nhớ lấy lời mình mỗi khi ngước mắt nhìn lên mây trời!
 Xuân Cừ học lớp chuyên toán với tôi tại trường HSMN Đông Triều.Qua Lời Mây,tôi càng tin lời khẳng định,thường dân giỏi toán có thể giỏi cả văn thơ.
 Ngày ấy Xuân Cừ đã chỉn chu,biết yêu sớm,hay đàn.Những bản nhạc bạn chơi hình như thường nhẹ nhàng lắng đọng ,với cái nhìn xa xăm buồn...Trong một lần năm 1973,cùng đi nhận chiếc áo bà ba đen dài thượt dành cho con liệt sĩ,tôi biết bạn là người nặng tình với gia đình nhất là người mẹ kính yêu.Sau này trải qua những thành công cũng như trắc trở trong đời quản lý kinh doanh,bạn có nhiều hơn lòng trắc ẩn:
    Ta ngao du cuộc đời
     Phong ba phận người
     Lời ru trắc ẩn
     Ai hoài đong đo...
       (Lời ru trắc ẩn)
  Chính lòng trắc ẩn đã làm cho con người trở nên là con người nhất.Mark Twain từng viết "Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy"
Trong Lời Mây,ta thấy bàng bạc lòng trắc ẩn này.
   Đó là sự nhạy cảm trước thân phận của nàng Kiều đánh đàn,người kỷ nữ"sóng dào dạt cho đời ai lăn lóc đá".
  Đó là tình yêu thuở học trò trắng trong,biết lắng nghe nhường nhịn:
     Hỡi giai nhân thẹn thùng chi không nói?
     Dù chân thành hay giả dối không sao
     Để ngày xuân rạo rực tiếng ca vui
     Mãi ấm áp trong vòng tay vắng vẻ.
        (Vương bóng)
 Tình yêu ngây thơ lãng mạn ấy còn chấp nhận cả sự mất mát thương đau:
     "Anh biết rồi đây sẽ
      Đời chia rẽ đôi đường
      Mang mối tình năm trước
     Tiễn em trên đường hoa."
        (Tình xưa)
 Rồi đó là sự rung cảm của tác giả trước cuộc Lỡ hẹn "thầm nếm chua cay,thử dò tâm trí",để bất ngờ khi người lên xe hoa "cho người đứng đó,chờ cơn mưa cuối trời..."
 Và không thể quên lửa lòng yêu thương bùng lên tuổi xế chiều nhưng bị lấn át bởi nghĩa nặng:
      Người ơi muôn dặm mà kinh!
      Bóng chim,tăm cá biết mình về đâu?
      Lửa lòng âm ỉ nguồn sâu
     Thân này mấy quảng về đâu hỡi người?
          (Về đâu hỡi người)
  Lòng trắc ẩn thương người có lẽ trước hết bắt nguồn từ quyến luyến người thân.Tác giả có nhũng bài thơ xúc động viết về mẹ:
      Ngày thuở ấy cha đi làm cách mạng
      Mẹ còng lưng nuôi bốn đứa con thơ
      Lúa đồng cát ,tép đơn thưa thớt trổ
      Nên khoai lang thay bữa để qua ngày
           (Lòng mẹ bao la)
  Lời tiễn mẹ là bài thơ song thất lục bát chuẩn và mới khóc mẹ.Ở đó ta thấy bóng dáng người đã khuất thật gần gũi:
      Nhớ xưa ,trên quảng đường dài
      Hao gầy mẹ gánh,sinh nhai mẹ gồng!
   Ta như thấy hình ảnh bao bà mẹ có chồng thoát ly tham gia kháng chiến chịu đựng lắm nhọc nhằn hy sinh nhưng vẫn giữ tấm lòng trung trinh :
      Mặc gian khổ,nếp nhà trọn vẹn
      Quyết một lòng ,gây dựng gia phong
      Chút chi...chưa đủ bằng lòng
      Bệnh tình đã ngã,bên song mỏi mòn...
 Và tình cảm của người con dành cho mẹ là sự biết ơn chân thành ,sự thương nhớ khôn nguôi:
      Bốn ,năm ngày không nhìn thấy mẹ
      Lửa đèn chong,khơi dậy mạch sầu
      Bao người nghĩa nặng tình sâu
      Đi về hương khói,nghẹn ngào giọt châu!
 Vươt qua tất cả đau thương mất mát,trớ trêu sự đời,tác giả tự bằng lòng"Tuổi già vui với đàn con trẻ .Nghe tiếng bi bô cũng thỏa lòng" (Lạc quan).Và từ đó,tác giả đã hoà nhập một cách tự nhiên vào công tác thiện nguyện:
     Tình người qua ánh mắt
     Gặp gỡ cùng sẻ chia
      Đời xanh tươi màu lá
     Tình yêu mãi cho nhau...
                  (Sau mùa lũ)
  Lời Mây còn đau đáu tình yêu quê hương đất nước đong đầy.Đó là "lối nhỏ đường quê gốc rạ mòn hèn" hồi hộp đi bên em,là bến đò ông Nghệ để "Tam Phú ơi !Quê hương...Người đi về vương vấn".Rồi rộng ra là Hà nội những đêm nhớ quê nhớ mẹ,Quảng nam"hiền dịu thân thương lẫn giận hờn",Đà Nẵng "nét huyền dịu đi lên từ nghèo khó".Những bài thơ viết về Tây nguyên của tác giả có ít nhiều tứ hay hình ảnh mới và khá tự nhiên ,cũng là điều lạ của người chưa từng gắn bó nơi ấy.
  Có thể nói Lời Mây của Xuân Cừ là sự hoà quyện một cách tự nhiên tình đất tình người của một người đi qua cuộc đời với tấm lòng đầy trắc ẩn và sống có tránh nhiệm:
     Tình quê,tình bạn ,tình nhà
     Mây ngàn bóng núi xa xa vọng về
     Sông Hàn sóng biển Mỹ Khê
     Sơn Trà ,Non Nước tràn trề giọt thương.
              (Lục bát tình quê)
  Thơ Xuân Cừ ảnh hưởng ít nhiều cách cảm lãng mạn của Thơ mới và còn dùng nhiều từ hơi cổ một chút nhưng chính nó lại làm thơ tác giả khác với các thơ phong trào đang phổ biến.
Có cảm giác tác giả dễ có xúc cảm và viết nhanh nhưng thiếu một chút sự chắt lọc,làm khó mình để có nhiều tứ thơ đắc.
   Mừng cho tác giả với đứa con tinh thần mà mình tâm đắc và mong cho thời gian đến vượt qua chính mình để có nhũng tác phẩm hay hơn,trước hết để mình và bạn bè cùng thích.
HOÀNG HẢI PHƯƠNG
Sài gòn cuối đông 2016

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

141NHẬT TRƯỜNG -TRẦN THIỆN THANH.



  Sau ngày thống nhất đất nước ,so với các nhạc sĩ bị cấm như  Trịnh Công Sơn và Hoàng Thi Thơ thì nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh được âm thầm hát một cách phổ biến nhất.Nhạc của T.T.Thanh lãng mạn bay bỗng thần tiên nhưng cũng rất gần gũi,day đứt như nhật ký một thời đại đau thương của dân tộc.
  Hồi ấy,mới về Nam,tôi cảm nhận hân hoan với Lâu đài tình ái,mơ mộng với Hoa Trinh nữ hoặc xúc động bi tráng với Hàn Mạc Tử nhưng không biết tác giả là ai.Thậm chí đến mãi về sau mới biết Chuyện hẹn hò ,Khi người yêu tôi khóc ,Mùa đông của anh,Gặp nhau làm ngơ,Chiếc áo bà ba ..,cũng của tác giả tài hoa này.
  Không bàn đến tính giai cấp,địch ta ;chỉ bàn đến nội dung và nghệ thuật một cách phổ quát nhất như tình yêu quê hương,yêu chuộng hoà bình,nỗi đau mất người thân trong chiến tranh tàn khốc...thì nhạc lính của T.T.Thanh có nhiều cung bậc cảm xúc đi vào lòng người mà nhiều người nhất là lính ,kể cả lính trẻ bây giờ rất thích.
Nhạc lính của ông thật lãng mạn ,cảm thông sự gian khổ mất mát và đặc biệt là không bạo tàn...
  Ta có cảm nhận cái lãng tử ,hào hoa của các chàng trai vừa xếp áo thư sinh như trong Tây tiến của Quang Dũng thấp thoáng nơi đây.
   Biển mặn là một bài tiêu biểu của ông viết về lính với tình yêu quê hương thật nhục nhằn nhưng đầy kiêu hãnh.Nếu không phải là chàng trai Phan Thiết,lớn lên tắm mình trong không gian biển thì làm sao cảm nhận được cái vi mặn trên môi ,một gắn bó sâu nặng với quê hương như thế! Hơn nữa,lùi xa cuộc chiến hơn 40 năm,nếu không nói rõ cho bạn trẻ biết là lính VNCH thì ta không thấy điều gì quá cương hoặc sượng trong lời ca hào hùng và da diết yêu đương ấy.
  Là hạ sĩ quan tâm lý chiến nên sau giải phóng ông bị học tập.Nghe nói khi cán bộ hỏi ông có ân hận khi viết các bài (Rừng lá thấp,Anh không chết đâu anh,Người ở lại Charli...) ca ngợi cái chết của người lính VNCH không? Ông nói đó là xúc cảm có thật khi tôi viết về nhũng người bạn thân đã mất,không theo chỉ đạo của ai cả.Ta tôn trọng nỗi đau ấy của con người dù khác nhau chiến tuyến trong bi kịch của dân tộc !
Sau giải phóng ,dù không được tự do sáng tác nhưng nhờ những ngày rong ruổi cùng gánh hát tự nuôi sống mình khắp các tỉnh miền Tây,ông đã sáng tác được bài hát để đời Chiếc áo bà ba.
  Tối mai(12/11) sẽ có một đêm ca nhạc nốt Son vàng để tưởng nhớ ông được phát trên VTV9.
Đó là ghi nhận xứng đáng với nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh.

Thời gian và sự hâm mộ của công chúng là thước đo công bằng nhất cho một tài năng !

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

140.PINKVILLE

Buổi sáng yên bình như thế !

  Những ngôi làng đẹp ven biển Quảng Ngãi yên bình ngát xanh bóng dừa,xen lẫn những dốc đất sỏi mỏi chân là dãi cát vàng dương liễu rì rào ,ngửa tay mời gọi biển xanh :Có một ngôi làng người Mỹ gọi Pinkville -Làng Hồng ! Những người có lương tâm ,kể cả Việt hay Mỹ đều thốt lên :Sơn Mỹ.Khi đến tận nơi Khu chứng tích Sơn Mỹ ,xót xa trước cái chết bất ngờ vô lý của 504 người dân vô tội ,phải gọi là Redville mới đúng !

  Các dòng tin :Sáng 16/3/1968 ,cách đây 48 năm ,sáng tinh mơ 5h 30.Đại đội Charlie ,bộ binh Mỹ ,do Đại úy Ernest Madina ra lệnh ,bắn tất cả vật gì động đậy (?).Trung đội 1 xung kich của Thiếu úy Calley giết người bằng các phương tiện tàn bạo nhất .Chuẩn úy Thompson giải cứu người bị thương sống sót.Ngày 12/11/1969 vụ thảm sát bị lôi ra ánh sáng ,các phương tiên thông tin đại chúng Mỹ vào cuộc.Calley chỉ ở tù 4,5 tháng tại tòa án quân sự  vì làm theo lệnh chỉ huy.Các cưụ binh Mỹ sám hối bằng nhiều hình thức rất cảm động...

  Trong chiến tranh vùng đất Quảng ngãi còn nhiều vụ thảm sát của lính Đại hàn mức độ tàn bạo không hề kém Sơn Mỹ : làng Bình Hòa ,3-6/12/1966 với 432 người bị giết ;Làng Tịnh sơn ,Sơn tịnh 10/10/1966 với 280 người bị hại,Hay dữ dội hơn là từ 12/2 đến 17/3/1966 ,quân Hàn quốc mở đợt càn quét , thảm sát trên 1200 người dân tại làng Tây vinh ,Tây sơn ,Bình định.Các cựu binh Hàn quốc cũng hối lỗi nhưng mức độ không bằng người Mỹ ! Có lẽ ở Mỹ dân chủ ,thượng tôn pháp luật hơn ?
48 năm rồi ,nơi đây vắng bóng người xưa !
Họ từng ngồi nơi đây vui đùa bên nhau !
Vết đau năm tháng 
Sự hối lỗi không dừng lại !
Lặng im suy tưởng !
Đau thương uất nghẹn chồng chất !

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

139.THĂM HÀN MẠC TỬ ,BẤT NGỜ CHỘ TRẦN THIỆN THANH .

Vầng trăng khi khuyết khi tròn .
1.Tôi đi qua Quy nhơn nhiều nhiều lần ,nhủ lòng ghé Ghềnh Ráng thăm mộ Hàn nhưng khi công việc xong ,lại vội vã về.
Lần này rút kinh nghiệm ,rảnh việc là ghé ngay.Đi với chú em đã từng ở đây lúc trước ,vòng qua con dốc ngoằn ngoèo mà chú nhớ là dốc Mộng Cầm ,ra đến quốc lộ I A ,nhìn xéo trái thấy bảng Bệnh viện Da liễu Quy Hòa nhưng không xác định có phải trại phong xưa không?Hỏi người đi đường mộ Hàn ở đâu,họ chỉ đi ngược lại.Hết dốc gặp ngay cổng vào khu du lich ,bảo vệ sốt sắng chỉ mộ Hàn trong này ,trong này (hình 2) !
Đây là ngôi mộ cải táng ngày 13/2/1959 do chị em nhà thơ và bạn Quách Tấn ,sau đó ngày 25/2/2008 được chỉnh trang lại với mục đích hốt khách du lịch của Công ty CP Du lịch Sài gòn-Quy nhơn.
Nói thật ngôi mộ này ở vị trí đẹp nhưng xây thật cổ điển và nặng nề.Mộ được chở che bởi tương Đức Mẹ xoè tay ,có cảm giác mất đi vẻ bạo liệt và lãng mạn của nhà thơ.
Phần lớn du khách bị lừa bởi cái dốc cũng gọi là "Mộng Cầm " trước mộ này nhưng ngắn ngủn(?)
2.Cả bọn đi tiếp đường dốc núi phí trong ,gặp cổng sau trại phong.Gởi bảo vệ vài chục ,cửa được mở và ta ngạc nhiên thấy ngôi mộ của Hàn thật đẹp bên tay phải (Hình 1).Ngôi mộ (hay đài tưởng niệm)là tác phẩm kiến trúc đẹp ,bay bổng : nửa vầng trăng khuyết bao quanh khuôn viện ,phần chinh là cây bút vừa là cây thánh giá cách điệu được dựng lên trên cuốn thơ mở...Đài tưởng niệm này do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ( tác giả bài hát nổi tiếng HMT năm 1965) và vợ Hàn Nam Trân (Ghiền thơ Hàn nên lấy làm họ luôn) cùng các bạn yêu thơ Hàn tại HCM dựng lên năm 1991 tại vị trí ngôi mộ cũ,trước 2 năm ông qua Mỹ.Đứng trước Đài tưởng niệm ,nhìn ra các ghế đá gần bờ biển vắng lặng và xa hơn bãi cát vàng khô giòn thấp thoáng rèm dương liễu,lòng ta cuộn trào xúc động ,thương cảm một tài thơ đặc biệt của dân tộc đứt mạch khi vừa 28 tuổi..
3.Bỏ qua các luận bàn về chính trị ,địch ta,phải nói Trần Thiện Thanh là tác giả viết về lính hay hàng đầu,đa dạng và đi vào lòng lính ( kể cả lính trẻ sau này của chế độ mới .He he...)
Đức Mẹ hằng che chở
Ngưỡng mộ đa lâu
Trang thơ đóng mở gọi mời
Hai fan của Hàn tình cờ gặp:Chụp em với!

Những đêm trăng lạnh ,Hàn nhìn ra khung cảnh này ?
Hàn đã ngồi xuống đây một mình suy tưởng
Hãy ghi ơn những người góp công chữa trị bệnh phong
Nỗi đâu tột cùng của bệnh nhân phong một thời tuyệt vọng
Hãy ghi nhớ ơn người góp công sức thành lập trại phong Quy Hòa


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

138.BÓ ĐŨA CỘT CỜ

Cột đũa dù ngắn nhưng cờ vẫn phất được !
XEM THÊM
  1.Khi ông Trần  Đăng Tuấn ,cựu PTGĐ VTV tự ứng cử vào Đại biểu quốc hội bị Hội đồng bầu cử Hà nội Hiệp thương loại từ vòng để xe,nhiều người thật sự  thất vọng .Với cách làm "hiệp thương" tới 3 lần ,mỗi lần số người quyết định cứ hẹp dần ,chỉ còn toàn phe ta nên danh sách ứng cử cuối cùng không khác Đảng dự kiến là mấy .Hà nội tới 43 người tự ứng cử nhưng cuối cùng chỉ có 2 ông được đưa vào danh sách ."So bó đũa ,chọn cột cờ " ,một cách giải thích rất Việt nam ,chỉ biết tặc lưỡi cười (?)Cứ như vậy vài lần thì cho kẹo chả cha nào dám hăng hái tự ứng cử đâu ,khỏe re  à! He he ...