Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

24.BUÔN .2



   1.Trước đây,từ thời phong kiến cho đến thời bao cấp ,những người tham gia buôn bán bị miệt thị là "con buôn". Xã hội mặc định cho họ những thói xấu như tham lam,lừa đảo ,bóc lột , "ngồi mát ăn bát vàng"
"Phi thương bất hoạt" nhưng ta hay nói "phi thương bất phú", là một vế trong đúc kết tuyệt vời của nhà bác học Lê Quý Đôn mà cũng là kinh nghiệm dân gian "giàu nhà quê không bằng ngồi lê kẻ chợ". Thế nhưng tại sao nghề buôn, người đi buôn vẫn cứ bị mạt sát ,tâm lý  "trọng nông ức thương" vẫn bàng bạc đời sống tinh thần xã hội  trong  suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta ?
  Có lẽ do khởi nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kéo dài triền miên nên Nhà nước chuyên chế Phương Đông đề cao tư tưởng "nông vi bản",  trói chặt người nông dân vào mảnh ruộng làng để ngăn chặn việc bỏ ruộng đất để đi buôn. Thêm vào đó, việc đạo đức học Nho giáo đem "nghĩa" đối lập với "lợi",  coi khinh chữ "lợi" dẫn đến sự miệt thị nghề buôn với hình ảnh "ngồi lê kẻ chợ"  vì thế mà đặt thương nhân đứng cuối hạng trong bảng "tứ dân".


  2.Thời bao cấp ,bế quan tỏa cảng,sản xuất không đủ tiêu dùng nên phân phối theo số lượng khá giống nhau giữa  mọi người trong cùng nhóm do nhà nước đặt ra.Nhóm nông dân và dân thành thị được xếp hạng cuối cùng ,hình như chỉ bằng nửa tiêu chuẩn cán bộ tép riu mà thường là không mua được hàng  nên  họ bán tem phiếu phứt đi cho rồi.Làng tôi có bà Luận hay nói vè ,mới xướng lên"Hợp tác hợp te /Không có mảnh vải mà che cái L.".Ủy ban xã mời bà lên bắt bẻ ,bà mới tru tréo " Đứa nào ác miệng vu khống,chứ tôi ca ngợi không hết mà :Hợp tác hợp te/Đi bộ thì ít đi xe thì nhiều".Mọi người đứng ngoài dòm vô cười rầm trời nên xã chịu,cho bà zìa.
    Có một nhóm người khá nhanh nhạy mua lại các tem phiếu ,tầm ra  kho hàng của cửa hàng nào có  loại hàng gì và dư thời gian để cả nhà thay nhau xếp hàng mua theo tiêu chuẩn.Đội quân hùng hậu ngày đêm túc trực ở các Cửa hàng mâu dịch quốc doanh  để mua đi bán lại hàng phân phối , bị xã hội  càng miệt thị tợn,gọi xách mé là "con phe". "Phe" tức là phe phẩy cuốn phiếu để lấy chênh lệch ,không lao động làm ra của cải vật chất gì cả.Thế nhưng nhờ họ mà xã hội tiết kiệm được bao thời gian chầu chực xếp hàng và điều hòa hàng hóa giữa người không cần mà vẫn ôm về nhà như đàn bà cũng phân lưỡi lam,đàn ông cũng được mua kim chỉ.

    Lao đông là vinh quang được tôn vinh như là nguồn gốc của sự tiến hóa nhân loại,sáng tạo ra lịch sử.Hồi ấy  quan sát khi thấy các bà các cô đi buôn ai cũng mập mạnh trắng trẻo so với lực lượng công nông lao động miệt mài "tiến hóa" nhưng ốm nheo vàng vọt và tôi đã từng vẩn vơ suy nghĩ , họ ngồi mát sẽ bị " thoái hóa "sao ai cũng đẹp lên  vậy ta ?
  Thời này con gái mà làm thương nghiệp,nông sản thực phẩm thì nhà như có lộc trời cho ...miếng ngon được trước,hàng phân phối ưu tiên nội bộ xong mới lọt ra ngoài.Các cô mặt vênh lên ,mấy chàng phải mai phục ,xếp hàng tranh nhau tán mới tóm được.
   Do mua bán theo kế hoạch,lợi nhuận định mức nên giá bán đã ban hành là nhất nhất thi hành ,không lên xuống gì cả.Nhân viên mậu dich mới sáng tạo ra cách  bán kèm như mua bia phải kèm mồi nuốt không trôi hay bánh Trung thu bị mốc bán kèm với Bô tráng men đi vệ sinh đang hút hàng.Có người cười "Ăn bánh vô bị Tào Tháo rượt đã có Bô kê vô liền...ha ha ,thật tiện".
  Có mặt hàng ế quá ,ngồi cả ngày buồn tình các cô mới nghĩ ra mẹo nhờ bà phe nào uy tín nhào vô mua mồi.Cả nhà bà ta xếp hàng mua nên ai cũng tưởng thau nhôm bán được nên mua theo ,đến khi mua xong bán không được mới quay vô chửi .Cô này cũng dân không vừa nên hòa cả làng ,ai mua ráng chịu.Riêng mấy người mua mồi được cô ta lén nhập lại cửa hàng.

   3.  Do kỳ thị tầng lớp "con buôn" nên nhà nước hùng hổ tiến hành cải tạo công  thương nghiệp .Những hãng buôn lớn bi tịch thu hàng hóa vì cho là đầu cơ lũng đoạn thi trường.Do chà đi xát lại nên lực lượng này bị khánh kiệt ,tan tác chỉ còn lại Hệ thống thương nghiệp XHCN với hai thành phần là Mậu dịch quốc doanh và HTX kinh tiêu.Hệ thống hùng hậu này chiếm toàn vị trí đắc địa qua thời đổ mới chết cái rụp ,nay chỉ lèo tèo vài mống do theo kịp thời cuộc.
   Lúc này ở Đà Nãng mới đẻ ra  sáng kiến láu cá  là "Hợp tác kinh doanh tiêu thụ".Tức là Thương nghiệp Nhà nước cử người đến các Tiệm may hoặc Tạp hóa của các gia đình để Hợp tác kinh doanh nhưng thực ra theo dõi doanh số buôn bán để đóng thuế .Các đơn vị gọi là Hợp tác này cũng được phân phối một số hàng hóa cho  có để  cuối kỳ hach toán được chia chác lãi với chủ tiệm.Các nhà buôn khôn khéo tìm mọi cách lãng ra khỏi sự giám sát trên  nên cuối cùng âm mưu của con sói thò chân vào hang lợn bị thất bại thảm hại.

   4.Từ năm 1982 trở đi , để cân đối nguyên liệu cho sản xuất ,Nhà nước cho một số ngành như Dệt,xuất khẩu thủy sản...nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh được "Tự cân đối tự trang trải".Nói nôm na là vay đồng USD nhập nguyên liệu về làm ra sản phẩm bán trong nước ,rồi mua USD hoàn trả lại.Những ngành xuất khẩu thu  ngoại tệ  về lên ngôi,được o bế  và họ cũng tự nhập hàng hóa tiêu dùng về đổi lấy nguyên liệu như tôm cá  chế biến xuất khẩu quay vòng lại.
  Để kết nối các quan hệ lòng vòng này ,thế là đẻ ra một lực lượng gọi "đầu nậu".Họ thu gom nguyên liệu bán chịu cho các nhà máy chế biến lấy phiếu ,chờ khi hàng hóa nhập về  thì tìm cách chung chi..để nhận các món hời bán thu tiền lại.
  Khi đổi mới ,  hệ thống thương nghiệp XHCN " bất đắc kỳ tử " thì đội ngũ này càng phát triển tận các hang cùng ngõ hẻm, nông thôn miền núi xa xôi.Danh xưng "thương lái","nậu vựa"..xách mé vẫn tồn tại nhưng được nhìn nhận tích cực hơn.
 Có những Xí nghiệp đông lạnh cử người xuống đóng Trạm tại bến cá ,tiền sẵn xe có nhưng không mua được hàng .Té ra  ngư dân bán cho nậu thì được họ đầu tư tiền sửa chữa tàu hoặc ứng tiền mua gạo đá,mắm muối... trước khi ra khơi.
  Nhiều sếp lớn về Xí nghiệp thắc mắc sao không trực tiếp mang xe đến hồ mua Tôm lại phải qua đầu nậu ? Nậu quan hệ khắng khít với chủ hồ từ khi dọn hồ thả giống đến lúc thu hoạch ,họ lại có kỹ thuật mua từ cáp xô đến bắt con...kiểu như mua bò bằng mắt vậy.Quân ta đi mua thì về thiếu lượng ,con thì nhỏ hơn lúc đánh mẫu nên...càng mua càng lỗ,đó là chưa kể tiêu cực và làm biếng hơn.
   Thế là nậu thì mua tôm tại hồ giá cao hơn Xí nghiệp về bán lại giá thấp hơn mà họ vẫn lãi .Đó là do họ khéo trong việc đánh tỷ lệ  có lợi cho mình , lại có kỹ thuật ngâm cho tôm tăng trọng mà chất lượng vẫn đảm bảo. Đội quân  đầu nậu  đã  đánh bật các Công ty ra khỏi lĩnh vực thu mua nông hải sản.Mỗi nậu chỉ vài chục người ,học hành ít trong khi công ty hàng trăm con người trong đó cả đống kỹ sư nhưng lợi nhuận cả năm xách dép theo họ không kịp.
 Nhiều đại gia ngành thủy sản như Minh Phú,Kim Anh ...đi lên là từ đầu nậu , thương lái này đây.

7 nhận xét:


  1. ĐomĐóm at 08/25/2012 07:32 am comment

    Vì giới THƯƠNG họ biết áp dụng câu : "VUI LÒNG KHÁCH ĐẾN, VỪA LÒNG KHÁCH ĐI" Còn doanh nghiệp nhà nước thì toàn là : "MẶC KỆ NÓ". Bao cấp mà !!! [img]2[/img] BUỒN !!! [img]20[/img]
    ĐomĐóm at 08/25/2012 07:53 am reply

    Vì Coop mart đã biết áp dụng câu NOI MUA SẮM ĐÁNG TIN CẬY CỦA MỌI NHÀ

    HHP at 08/25/2012 07:36 am reply

    Đúng vậy nhưng bây giờ cũng tiến bộ nhiều rồi,Coop mark là vi dụ.

    Trả lờiXóa

  2. KIM THANH at 08/24/2012 08:02 am comment

    Chô cha, Viết chi mà như bổ óc người ta nhét dzô dzậy? "con sói thò chân vào hang lợn" KT thích nhất câu ni [img]41[/img]
    HHP at 08/24/2012 08:39 am reply

    Thì tiếc ta đã làm mất một cơ hội để vượt lên .

    Trả lờiXóa

  3. Tuan Anh.62 at 08/23/2012 04:44 pm comment

    Thăm HHP để được đọc một bài viết có chiều sâu và tầm lịch sử về sự phát triển của Ngành Thương nghiệp nước ta qua các thời kỳ đó nha! Bởi thái độ kỳ thị với "Con buôn" thâm căn cố đế nên kinh tế chậm phát triển và tuy đến bây giờ đã là thời kỳ "Kinh tế thị trường" rồi nhưng vẫn là èo uột và manh mún dễ bị tổn thương lắm! Chúc vui với những sự quan tâm mang tầm chiến lược nha HHP ui!!!
    HHP at 08/24/2012 07:24 am reply

    Cũng viết chút chút về đội ngũ này để mọi người biết cái vất vả nguy hiểm của họ chứ.

    Trả lờiXóa
  4. BÌNH ĐỊA MỘC at 08/22/2012 04:07 pm comment

    Anh ạ, những danh từ kẻ chợ/cpn buôn/thương gia/ thương lái/doanh nhân ... đều đáng kính và đáng quý hết, chẳng qua mình không làm được cái việc người ta làm vì mình không có tay buôn nên đổ vấy cho họ đấy thôi.Mặc khác người buôn bán có đồng ra đồng vào nên cuộc sống của họ tươi tắn hơn thế là có kẻ ganh người ghét, chứ thực ra đi buôn là nghệ thuật, là đầu tắt mặt tối là vò đầu bứt tai đấy, họ đáng thương hơn là đáng trách phải không anh, chiều vui anh nhé!

    HHP at 08/22/2012 04:12 pm reply

    Mộc nói đúng.Chính thói ganh ghét đã làm nhiều người ra vẽ cao sang ,đạo mạo hơn nhưng thực ra lại thầm mong được như họ.

    Trả lờiXóa

  5. THOMOC at 08/22/2012 12:15 pm comment

    Thương lái ? nghe không hay lắm ! - Nên gọi là " Thương mãi"

    HHP at 08/22/2012 04:04 pm reply

    Ừ cách gọi có vẽ coi thường người mua gom hàng nông hải sản ,bác nhỉ?

    Trả lờiXóa

  6. nobita at 08/22/2012 09:45 am comment

    HHP, "chính sách" coi thương gia là "con buôn" vẫn còn y nguyên đó, chưa có thay đổi gì đâu!
    HHP at 08/22/2012 10:27 am reply

    Đúng là có khá hơn nhưng chưa thay đổi nhiều, mà chủ yếu là chuyể biến nhận thức trong xã hội.Do "chính sách" không nhất quán( nói zậy không phải zậy) nên ta chưa có những thương gia tầm cỡ trong nước và trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  7. Thuychungs at 08/21/2012 11:20 pm comment

    Ngọc Hải sang thăm HHP, đọc bài viết, NH nhớ lại - một thời mình cũng trải qua "bao cấp", cũng vui cũng buồn...Đáng nhớ nhất, chính mình cũng là "con buôn" khi mấy năm học ở HN, giá nhiều mặt hàng giữa Bắc - Nam chênh lệch lắm... nhưng số của NH toàn "lỗ' chứ không lãi. Chúc HHP mọi niềm vui, an lành nhé!

    HHP at 08/22/2012 08:14 am reply

    Chào bạn,mình cũng sẽ kể mấy cái vụ đi "buôn nưa " này,toàn thấy lỗ không hà.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]