Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

14.BẠN HỌC MIỀN NAM CỦA TÔI


 

   Khoảng tháng 7 năm 1975,cùng với sự hứng khởi của cả dân tộc,chúng tôi được đưa lên những chiếc xe tải hăm hở về lại quê hương.Trước đó có bạn không chờ nỗi đã lén về quê và sau đó trở ra mang theo những chiếc allbum có cô gái mắt nhấp nháy,áo thun giặt phơi khô ngay,chiếc cassette với “những đồi hoa sim” mê hoặc…
    Miền nam với chúng tôi lúc ấy thật gần mà xa,đầy mơ ước…nhưng cũng  nhiều cảnh giác như cách tuyên truyền “viên kẹo bọc đường” rất ngại ngần.Thật ra chúng tôi chỉ là những chú bé quê được ra Bắc rồi sống co cụm trong các trương HSMN nên hiểu về đời sống đô thị không là bao.Dù khó khăn của chiến tranh nhưng chúng tôi được đào tạo khá căn bản;đó là lẽ sống ,nghị lực ,lòng trung thực và nhất là kiến thức văn hóa ,dẫu có nặng lý thuyết  thiếu sáng tạo.Tôi nhớ mãi câu nói của thầy giáo dạy vật lý,rằng các em phải học thật giỏi để sau này về xây dựng lại miền Nam ,đối chọi với những người được Mỹ đào tạo từ Âu Mỹ trở về.Ôi,thầy đã quá lo xa cho một tương lai đến sớm với chúng tôi!
    Sau những ngày gặp lại gia đình mừng vui khôn xiết,chúng tôi mới đối diện một thực tế là tiếp tục học như thế nào? Xã hội đảo lộn,thành phố chật chội với dãy người cứu đói cứ dài ra.Chính quyền vận động đưa bớt dân về quê để khai hoang phục hoá,tìm mọi cách khuyến dụ dân đi kinh tế mới.Những người không ở trong các cơ quan nhà nước ,HTX …không có tiêu chuẩn mua gạo thì quá cực khổ khi bám trụ ở thành phố .Bọn HSMN chỉ có bạn nào có gia đình cán bộ ở thành phố thì làm chế độ được và tiếp tục đi học bình thường.Bạn nào về quê thì phần lớn bỏ học và xin vào ngành công an vì lý lịch tốt.Một số rất ít ,thường đang học cấp 3 thì ráng theo học các trường ở thị trấn hoặc thành phố lớn.Tôi được gởi theo học một trường cấp 2 &3 Thai Phiên , ngoại ô thành phố Đà nẵng.
   Trường nằm ở phía Bắc thành phố ,mới được xây dựng gồm 2 dãy nhà hai tầng khá đơn sơ,sân trường nền đất không một bóng cây.Dấu ấn thành phố mới chỉ hiện diện trên các trục lộ chính.Lùi vào phía trong một chút là làng quê nông thôn với những luỹ tre bao quanh quen thuộc,những ruộng sắn bên vườn khoai xanh mơn mởn.Những đụn cát trắng với gai xương rồng ẩn hiện khắp nơi,kế đó đột ngột hẫng xuống những ao nước tưới thuốc lá  váng phèn.Các bạn học sinh khá thân thiện ,thường lội bộ đi học ,có cảm giác phảng phất nỗi buồn lo toan cuộc sống cần lao .


    Tôi loay hoay chọn bộ quần áo đồng phục xanh trắng vừa may cho ngày nhập học.Nâng lên hạ xuống chiếc quần ống loe ,mốt thịnh hành bấy giờ,tôi đành tặc lưỡi xếp cất vì ngại cho là “lai căng mất gốc”.Mặc lại chiếc quần ống hẹp hai màu, trên màu kem gốc dưới chuyển sang xanh từ ngoài Bắc mang về,tôi chạy vội đến trường.Trời vừa dứt cơn mưa ,trường náo nhiệt cảnh học sinh tay bắt mặt mừng sau những ngày biến động chính trị vừa qua.Tôi vừa ghé ngồi vào đầu bàn dãy cuối thì một học sinh dáng gầy đứng lên bắt bài hát tập thể.Cả lớp gào lên hết bài này sang bài khác nhạc cách mạng.Tôi ngạc nhiên sao họ biết nhiều bài thế , từ Trường sơn Đông Tây đến Tiếng chày cắt cùm cum…đều hát tuốt.Hoá ra mấy tháng hè vừa qua, gần như ai cũng cuốn theo phong trào sinh hoạt của thanh niên địa phương.Trống điểm từng tiếng thong thả ,cô giáo chủ nhiệm vào lớp.Cô mặc một chiếc áo dài cũng màu trắng như nữ sinh nhưng phân biệt bằng cách  thêu thêm các bông hoa trên hai tà thật đẹp và quý phái.Lần đầu tiên tôi thấy những chiếc áo dài trắng nữ sinh trong trường sao dịu dàng đến thế.Sau khi giới thiệu vể mình ,cô yêu cầu lớp bầu ban cán sự lớp,rồi cô rời lớp lên  phòng giáo viên.Tôi ngạc nhiên thấy lớp tự quản,bầu bán rất dân  chủ .Có vài liên danh đề cử và tự ứng cử.Các vị được đề cử ,nhảy lên bảng tự giới thiệu về mình và phản biện thật hăng hái.Tôi lạ lẫm,thấy họ mạnh mẽ và tự tin khá  hùng biện .Cuối cùng thì kết quả bầu lớp trưởng nghiêng về yếu tố thân miền Bắc,trúng  bạn  Sự khá ôn hoà,có ba tập kết vừa về,anh em làm nghề biển tương đối khá giả.Các lớp phó dễ thông qua ,cô giáo chấp nhận ban cán sự lớp nhanh chóng.


    Do đã học lớp 9 chuyên toán từ ngoài Bắc nên chương trình lớp 11 ban toán với tôi khá nhẹ nhàng.Đối với môn văn các bạn khá lúng túng về các thể văn nghị luận trong đó thịnh hành lối văn chứng minh bằng văn học ,bất cứ dẫn chứng nào cũng lôi ra một câu thơ mà thường là của Tố Hữu nhét vào.Các môn tự nhiên ,nhất là toán lý ,các bạn học khá tốt.Tôi thích nhất là được xem các quyển bài tập toán của nhiều tác giả khác nhau ,như Ban GS Toán hoặc Giáo sư Trường Thi …tức nhiều bộ giáo khoa cho một chương trình của Bộ giáo dục.Nhiều bài toán giải theo dạng quỹ tích ,kết quả động,có đáp số mở khá thu hút khả năng sáng tạo của học sinh.Từ chỗ thiếu sách tham khảo ,tôi tìm cách mò đến nhà nhiều bạn để mượn sách xem tại chỗ vì có nguyên tắc của học sinh là  không cho mượn đem về nhà.Ngạc nhiên hơn là trong miền Nam đã áp dụng  kết quả một số bài toán học để giải  thích về vật lý khá lạ.Từ chỗ mang tư tưởng cải tạo họ,tôi bị họ chinh phục với nỗ lực học hỏi và mạnh dạn trao đổi ,phản biện tại lớp.Có nhiều bạn nghiên cứu được một công thức toán lý mới,đến lớp tìm cách lên bảng để trao đổi hoạc khè mọi người ngay.


   Thời kỳ đầu năm học,gần như chiều nào các bạn cũng đến trường để sinh hoạt lúc thì của Đoàn lúc thì của Hội thanh niên.Hết hát múa tập thể lại học chính  trị rồi biểu dương lưc lượng ngoài đường phố vào các ngày lễ.Không khí sôi sục trong trường lôi cuốn mọi người nhất là các bạn có xuất thân gia đình nghèo khó.Một số bạn gái không bao giờ đi sinh hoạt ,bị nhắc nhở nhưng các bạn nại gia đình không cho đi.Đó thường các gia đình trí thức ,họ không muốn con lao vào các phong trào bột phát nhất thời ảnh hưởng việc học tập.Sau này mới thấy sự kiên định của họ là đúng.Một số bạn miền Nam có liên quan đến cách mạng,là đoàn viên hoặc miền Bắc thì rập khuôn cách ăn mặc ,giày dép như một cán bộ nằm vùng.Số này được mọi người gọi là “cách mạng 30/4” .Một số lỡ cương lên sau này không quay lại như cũ được nên mất một thời gian dài khá  trầm cảm vì thiên hướng mặc đẹp không chịu ngủ yên .Nghĩ cũng tội cho các bạn ấy,bị tuyên truyền một chiều hoặc khuyến khich rất cực đoan về ăn mặc nên áp dụng  máy móc theo mấy cán bộ trên núi xuống.Thanh niên thích thần tượng cái mới mà thuở ban đầu cách mạng thật  hấp dẫn không ai cưỡng nỗi.Đó là những nạn nhân trong trắng ngây thơ ,không phải đầu tiên của một thời mơ mộng . Lúc này trường cứ yêu cầu kê khai lý lịch liên miên ,tự nhiên có sự phân hoá thành phần gia đình.Hết học kỳ I ,một bạn gái sức học không triển vọng ,có gia đình tham gia chính quyền cũ xin nghỉ học .Một vài bạn khác tìm việc làm ở các tổ hợp hoặc chuyển nhà đi miền Nam hay đi kinh tế mới.Nhiều bạn thích thú với lý lịch khai Dân nghèo thành thị vì được xã hội thổi lên trên trời xanh .Càng về cuối năm học sinh hoạt ngoài giờ ít hơn và sự khó khăn trong mưu sinh của gia đình làm các bạn bớt dần hăng hái.Nhiều gia đình khó khăn hơn và thấy mình không thay đổi là bao với sự khốn khó trước đó nhưng lúc này ai cũng vậy nên không có sự so bì  nhiều lắm.

6 nhận xét:

  1. KIM THANH

    08:35 19 thg 6 2012

    KT học trường nữ nên khác. Các bạn nữ sinh Trưng Vương (Saigon) dịu dàng thướt tha, không như KT tiết học nào cũng giơ tay phát biểu để về nhà khỏi học bài. Tiếc rằng chỉ học hết học kỳ 1 thì phải trở về đơn vị.
    Còn ở nhà thì công tác đoàn tại địa phương. Tháng 3 năm 1976 trước khi trở về đơn vị, KT "lừa" hết thanh niên cá biêt của xóm mình đi TNXP, vì mọi người hăng hái theo KT đăng ký ghi tên và nghĩ rằng có KT thì nơi đâu cũng đầy ắp tiếng cười. Nếu lúc đó mà KT đi TNXP thì bi chừ sẽ k có "phù thủy gáo dừa"
    Nhớ lại 1 thời "hoa đỏ"...

    ->Không biết KT có công hay tội đây khi làm "mồi" để mấy chàng cá biệt ngưỡng mộ người đẹp chạy theo ? Nhiều đại gia sau này cũng xuất thân từ TNXP làm bạo,chơi rất bạo mà...vào tù cũng bạo.

    KIM THANH

    12:16 19 thg 6 2012

    Công bự lém chớ!
    Nếu k thì xóm của KT sẽ loạn khi KT trở về đơn vị. Nhờ cán bạn đi hết, nên xóm cũng êm đềm hơn, mọi người không còn ngán khi vào.

    Trả lờiXóa
  2. Vugia

    17:28 19 thg 6 2012

    Bài viết rất chân thực.


    -->Tên anh giống tên một con sông ở quê tôi,Đại lộc.

    Vugia

    17:51 19 thg 6 2012

    Mình quê Duy xuyên. Nhưng thích sông Vu Gia.
    -->Xưa vùng Đại Thắng của tôi cũng thuộc Duy Mỹ,Duy xuyên.Đồng hương rồi!Có dịp gặp nhau như Giao Thủy.

    Trả lờiXóa
  3. hongloan

    22:04 2 thg 7 2012

    Đọc bài này HL nhớ hồi mới giải phóng ba má HL về Nam, thật ra là miền Trung, (tiếp giáp với quê bạn) . Lúc ra lại HN đem theo chiếc quạt máy HITACHI cả tập thể sang ngắm . Còn gói mì "năm tôm" có cái vỏ ni lông in hình đẹp, bọn mình ăn xong , ép cái túi đèm đẹp ấy vào quyển sách như một báu vật! Nhớ lại một thời!
    Bài bạn viết rất chân thực.Mình sẽ đọc tiếp bài sau, bạn viết thêm đi nhé!

    -->Vậy là đồng cảm rồi.

    Đạt

    19:28 10 thg 7 2012

    Mình thấy hơi ghen vì thời đó chỉ sống với ba má và đi học ở một trường yên tỉnh ở nông thôn miền Nam, không có được cái không khí và cảm giác như các bạn.

    -->Bình yên của tuổi thơ vùng quê cũng có nhiều kỹ niệm đẹp mà bây giờ tụi trẻ dễ gì có được,bạn ơi.

    Trả lờiXóa
  4. Điếc không sợ súng

    21:51 4 thg 7 2012

    đọc xong cảm thấy lững lờ
    không nói chi được, ơ hờ nghĩ suy
    "hạt giống tốt" được chọn đi
    sau 75 đã thấy gì ở quê?
    bây giờ mắt thấy tai nghe
    hàng ngày những chuyện đó đây nước mình
    con mắt của thời học sinh
    nhìn khác tình hình khi đã trung niên?
    cái gì mà bạn lãng quên?
    cái gì nhớ mãi vững bền thời gian?
    cái gì bạn thấy bàng hoàng?
    Cái gì bạn đã thở than một mình?

    -->Cảm ơn bạn với những xúc cảm đa chiều.

    Trả lờiXóa
  5. Là học sinh miền NAM ra bắc,bạn có học ở ĐÔNG TRIỀU tỉnh HẢI DƯƠNG (Quê tôi)
    không đấy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ra Bắc năm 68 ,sang Trung Quốc học từ 69-73,về lại Đông Triền QN từ 73-75.Hồi ấy về HN thường ghé ga Hải Dương,có l c ngủ qua đem mua vé xe.

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]