Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

21.QUYÊN LỰC

 

  Quyền lực ai cũng ham kể từ đứa con nít cho đến kẻ tu hành.Khi bày trò chơi con trẻ,đứa nào cũng dành làm vua,ông chủ chứ không muốn làm lính hay đầy tớ.Chú Tiểu ở chùa cũng mong muốn có ngày lên Trụ trì hay Hòa thượng để sai phái người khác.
  Quyền lực là biểu hiện tập trung nhất của lãnh đạo.Khác với quản trị là làm đúng công việc phức tạp có thể chỉ một người tự quản,lãnh đạo là định hướng sự thay đổi cho đúng hướng của nhiều người tương tác.Lãnh đạo là có sự ảnh hưởng của một bên với bên kia,làm cho người khác thực hiện ý đồ của mình.
  Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng đến đối tượng. Quyền lực gồm hai yếu tố chính cấu thành: thực quyền và thế quyền hay là "lực" và "quyền".
Thực quyền (lực)thuộc nội lực, là khả năng cá nhân gồm: học vấn, bề dầy kinh nghiệm, phương pháp tư duy, là nhân cách đạođức..
Thế quyền (quyền) thuộc ngoại lực, là chức vụ,quyền hạn được giao.
  Thực quyền là chính. Thế quyền là phụ. Nội lực là chính. Ngọai lực là phụ. Thực quyền là cái đầu. Thế quyền là cái ghế.Cái đầu là của mình, thuộc sở hữu. Cái ghế không phải của mình, chỉ được sửdụng. Sử dụng phải đúng mục đích, đúng pháp luật. Có thực quyền mới được giao thế quyền. Thực quyền đến đâu, giao thế quyền đến đấy. Có thực quyền không được giao thế quyền, thực quyền không đủ điều kiện phát huy. Không có thực quyền mà giao thế quyền là đồng nghĩa với phá hoại. Thực quyền và thế quyền quan hệ biện chứng là vậy.
  Chúng ta hay nói đền hiệu quả tác động của lãnh đạo là "t gia, tr quc ,bình thiên h" mà quên đi điều kiện tiên quyết để có được sự ảnh hưởng ngày càng rộng lớn ấy là"chính danh,tu thân".
  Chính danh thực ra là quyền lực vị trí,là quyền hay thế quyền của người lãnh đạo.Quyền này là tính hợp pháp được thừa nhận.Do vậy mọi người nghe theo,chấp hành dù miễn cưỡng vì người lãnh đạo có quyền sử dụng thưởng phạt kiểm soát các hoạt động của người dưới quyền.
Dưới chế độ phong kiến "con vua thì lại làm vua" cho nên Nguyễn Kim phải lặn lội tìm cho được lập một người dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Ninh đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông để chống lại nhà Mạc 59 năm trong cuộc nội chiến Nam-Bắc triều.
T u thân thực ra là quyền lực cá nhân ,là nội lực hay thực quyền của người lãnh đạo.Người lãnh đạo có tài chuyên môn,có sức hút quần chúng sẽ được họ chấp nhận chịu sự lãnh đạo và xả thân vì chúa.Một điều dễ nhận ra đó là môi trường làm việc thuận hòa ,trên dưới có kỹ cương và nhất là các lệnh miệng của sêp được thực thi không cần ra lệnh ì xèo. Tu thân còn nói đến đạo đức,sự trong sáng,vị tha của người lãnh đạo trong công việc chung được người dưới quyền nể phục.
  Hệ quả của hai quyền lực trên là quyền lực chính trị,đó là việc kiểm soát và ra các quyết định của tổ chức.Quyết định kịp thời và đúng là thể hiện bản lĩnh và tài năng của người lãnh đạo
Quyền lực là không giới han,cũng như tình yêu.Người nào nhận thức đúng,biết hành động,có khả năng ảnh hưởng đến người khác thì đó là người lãnh đạo có quyền lực thực sự.
Quyền lực được phân chia thành quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực văn hóa. Thông lệ thì “quyền lực chính trị” là thống soái, nhưng thực tế, nhiều khi “quyền lực kinh tế” lại chỉ đạo “quyền lực chính trị”. Quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế thường có giới hạn về thời gian; trái lại, “quyền lực văn hóa” có khả năng tồn tại qua cả không gian lẫn thời gian, trở thành thứquyền lực vĩnh cửu.

   Lâu nay, nói đến quyền, người ta nghĩ ngay đến lực, đến thế. Nhưng trong thực tế, lực còn được tạo thành từ nhiều nguyên cớ khác, chẳng hạn như tiền (hoặc vật tương đương) hoặc như lực kẻ đỡ đầu, kẻ đứng khuất phía sau – tập hợp thành cái thế cho lực và thực tế, thế mới chính là sức mạnh của lực.
  Và không phải ngẫu nhiên mà người ta lại ghép hai từ đó lại với nhau thành cặp từ "thế lực". Bất cứ nơi nào, bất cứ thời buổi nào, bên cạnh thế lực chính đáng cũng thường tồn tại loại thế lực đen, tỷ như xã hội có xã hội đen, Luật có Luật rừng…

Trong phạm vi một quốc gia, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân .Nhân dân là “người” có địa vị quyền lực cao nhất, dân gian có câu: “đẩy thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân”.
  Hống hách, cậy quyền cậy thế, áp đặt tư duy, lợi dụng chức quyền… đều là thứquyền lực vô văn hóa. Quyền lực cần phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật. Không, tuyệt đối không có một thứ quyền lực nào đứng trên, đứng ngoài hiến pháp và pháp luật.

Quyền lực còn phải được đặt dưới sự giám sát của nhân dân ,các cơ chế dân chủ thực sự thì quyền lực mới không bị tha hóa ,độc quyền..Mọi quyền lực chỉ thực sự phát huy trong cuộc sống, khi và chỉ khi cóđược sự đồng thuận thực sự trong cộng đồng, trong nhân dân.

9 nhận xét:

  1. Người ta hiểu cả đấy và người ta đã đánh tráo các khái niệm . Dân có biết không ? Cũng biết cả đấy nhưng chán không buồn nói .

    Trả lờiXóa
  2. @K6lS:Thì chán quá cũng bày đặt loanh quanh cho đỡ buồn , huynh ơi!

    Trả lờiXóa



  3. Phong Lan

    21:48 10 thg 8 2012

    Anh định đảo chính hả? Hết Nhân đân lại đến Quyền lực. Anh trình bộ tứ ra hết đi. Nếu thành công sắp cho em một chỗ làm ít chơi nhiều nhưng đầy túi nhé! Cám ơn anh trước!
    -->Ấy chết ,đừng thay mặt Ban tuyên giáo chụp mũ Dân nghe PL.Đây là bài ngâm cứu thôi ,có lẽ phấn khích vì thành tích nước ta vừa được xếp vào những nước tham nhũng nhất thế giới .

    =>Em đầu trần, chân đất, nắng mưa gì cũng phải phơi mặt ra hứng, lấy đâu mũ để chụp DÂN oách dư anh? Nói sai phải tội

    Trần Thành Nhân

    14:00 10 thg 8 2012

    Những người đóng ghế sẽ không thích bài viết rất hay này. Em nghĩ thế.


    -->Viết để chia sẻ , giải tỏa ,thể hiện một cách nhìn ,cũng là tự cảnh tỉnh mình...mình đâu có quan tâm người có chức có quyền thích hay không ,Nhân ơi !

    Trả lờiXóa




  4. hongloan

    23:12 10 thg 8 2012

    Ghế của quyền lực mà được bảo hiểm nhể?! Sẽ chẳng bao giờ có nhiệm kì....
    Bài viết rất chuyên sâu. Phen này ối anh sờ gáy!
    HL lại chờ bài thư giãn sau

    -->Lãnh đạo với nghĩa rất rộng ,kể cả lãnh đạo đội nhóm trong các hoạt động kinh tế xã hội.

    KIM THANH

    22:20 10 thg 8 2012

    Thời thế tạo nên anh hùng
    Nên giờ cũng lắm kẻ khùng người điên


    HHP đã từng từ chối làm anh hùng, nên chừ ...
    Lay tỉnh bớ HHP, đừng tiếc nữa (khè khe, ò í e)

    Đùa với HHP chút vậy thui.
    Những điều HHP viết không phải ai cũng viết đc. Nó thể hiện sự bức xúc đến tận cùng của những con thực là người.

    -->Thế hệ chúng ta sống vào những thời khắc tâm bão cả ,không nghĩ không được.Khổ

    Trả lờiXóa

  5. BÌNH ĐỊA MỘC

    07:15 13 thg 8 2012

    bài nầy cần phải được đăng tải lên các báo Trung Ương mới lan tỏa sâu rộng đến các vị quan thời nay anh ạ, tuần mới vạn niềm vui mới thành công mới anh nhé!

    -->Viết cho vui thôi chứ các quan thời giờ để nhậu chứ có đâu mà đọcc Mộc oi!


    Như thị

    11:52 12 thg 8 2012
    Đang mùa hè mà có một con chim én bay la đà, không sợ thợ săn nó "phơ" cho "ngáp" à?

    -->Làm gì đến nối zậy ,cứ vô tư đi.
    VTA - NLC

    08:28 11 thg 8 2012
    Bài viết rất sâu sắc và luôn mang tính thời sự anh ạ


    -->Cảm ơn NLC.

    Trả lờiXóa

  6. lục bình

    15:58 13 thg 8 2012
    hay lắm anh ah, đáng suy ngẫm, vui anh nha
    Đâu phải ai cũng viết tào lao được đâu anh...

    cuồngtừ

    10:25 13 thg 8 2012
    Về cơ bạn CT chia sẻ quan niệm của anh qua bài gõ này .
    Chúc anh thường an .
    CT đặc biệt thích những bài mang tính học thuật và trí tuệ của anh . Thân mến !

    -->Cám ơn anh chia sẻ .Viết những điều mình học qua lâu rồi ,nay nhìn lại qua trải nghiệm thành bại thực tế cảm thấy cũng thú vị ,anh ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Dat

    15:15 16 thg 8 2012
    Tiếng nói của người dân!

    -->Dân sẽ được trả những gì thuộc về họ.
    THOMOC

    22:52 13 thg 8 2012

    Quyền lực " mềm " có nghĩa là nó không được " cứng " phãi không tác giả ? hi hi !

    -->Đúng ,mặc dù quyền lực mềm(quyền lực văn hóa) là vĩnh cữu nhưng ít ai thích mềm mà thich cứng hơn bác ạ

    Trả lờiXóa

  8. sato

    11:18 18 thg 8 2012

    Thói đời...


    -->Điên đảo.


    Tư Cận

    13:22 17 thg 8 2012
    Thật đáng buồn khi ngày nay vẫn còn "Con vua lại được làm vua"
    -->Bởi vậy tàn tich phong kiến còn đến ngày nay.Ông cộng sản Bắc Triều Tiên càng thich dụ này bác a.

    Trả lờiXóa
  9. THOMOC

    14:13 25 thg 9 2012
    Nay tự thấy buồn nên ghé qua tham khảo "bài quyền lực " của bác để hòng vơi đi chút ít
    Có mấy lời tào lao cùng bác :
    - Trong võ thuật thì: QUYỀN có nghĩa là TAY - và CƯỚC có nghĩa là CHÂN.
    Và thông qua đó thợ này tổng hợp được: " Xu thế bây giờ người ta sử dụng tay và luôn cả chân ...

    -->Ừ ,toàn diện quá chắc chết cả nút ,bác nhỉ?

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]