Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

19.RONG CHƠI


 1. Rong chơi với tuổi thơ như hình với bóng.Đó là những trải nghiệm tự nhiên không dễ có được của mỗi người trong đời.
  Ở thôn quê ngày ấy ,chúng tôi thường học tư thục một thầy giáo trong làng từ lớp 1-3 (lớp năm,tư,ba) bắt buộc ở bậc tiểu học.Mỗi ngày chỉ học một buổi sáng,ngày chủ nhật và ba tháng hè nghỉ tràn cung mây.Đi học về,quăng tập vở,ăn vội mấy chén cơm là nhấp nha nhấp nhổm trốn đi rông.Sướng nhất là mấy đứa có trâu bò,được cưỡi các con "ngựa chiến"này hùng dũng lên gò hoặc  racác bãi cỏ ven sông.Khổ nhất là mấy đứa bị cha mẹ bắt lên giường ngủ trưa.Phải canh chừng người lớn chợp mắt hoặc lững đi là lẻn ra cổng vù đi ngay. Thế là cuộc rong chơi bắt đầu và kéo dài đến tối mịt mới về.
  Làng tôi nhà nào cũng có vườn rộng trồng mít chuối xung quanh mát rượi.Nhiều nhà còn các bãi bói giữ đất bồi ven sông.Nơi đây là chỗ làm tổ của lũ chim dồng dộc và thế nào cũng có những khoảnh đất trống trồng rau muống,dưa hấu hoặc đu đủ ngắn ngày.
  Cuộc chơi thường bắt đầu là dạo qua các vườn cây ,ưu tiên các vườn không có nhà ở,vừa cập nhật xem trái cây nào gần chín vừa rình mò bắn chim.Mít thì không đụng đến quả to mà chọn những quả vừa phải,khuất nách cây hoặc ở những chùm xa.Khi mít chua chua là chúng tôi đã bẻ rồi,mang về đóng cọc chôn một nơi kín đáo ở các lùm tre ven sông ,dành ăn dần.Chuối thì chọn những nải chín bói mà chén để vỏ lại giả như dơi ăn.Đối với chuối chát ( hột) không ai la thì để thật chín mới leo lên cây cao ,lật lấy ruột xâu vào dây quấn vào người mang xuống.Thứ chuối này ăn xong khổ nhất giải quyết đầu ra nhưng con nít không nghĩ hậu quả,cứ chén tuốt.Nếu chuối mit không có thì móc khoai sắn mỗi bụi một củ, đem ra bãi cát nhóm lửa nướng ăn.Khoái nhất là chạy nhảy trên bãi cát sạch chán chê rồi ùm xuống sông bơi thỏa thích,sau đó bươi tro lấy khoai lùi  thơm phưng phức bẻ ăn.Thi thoảng lại tham gia vào các cuộc đánh nhau giữa trẻ chăn trâu làng tôi với làng bên để giành lãnh địa cỏ cho trâu ăn ở mãnh đất bồi đuôi làng bên.Chiến lơi phẩm thu được của mỗi bên thường là những xâu bịt miệng bò.
 Để đổi trò,nhiều khi chúng tôi lần theo bóng chim chuyền cành  sang tới làng bên để bắn chim hoặc bẩy chim.Đến mùa lại lặn ngụp suốt ngày ngoài đồng tát hoặc bắt hôi cá ,đặt lờ hay thả câu.Nhưng có lẽ thú nhất là bẻ mía và hái trộm dưa.Thường phải chọn lúc nắng đổ lửa giữa trưa mới ra tay.Mía thì rúc vào giữa đám ,dùng dao xếp thiến ngang gốc,mang cá cây đi để phi tang.Còn hái trộm dưa là phải chịu được cái nóng như rang của cát,quan sát nhanh tìm các đám cỏ cây để vọt lẹ đến nghỉ chân.Khi đến ruộng dưa đã điều nghiên,hô một tiếng là phải nhào vô ôm đúng trái dưa định hái ,rồi quay đầu chạy. Cát rộng mênh mông và nóng không ai hơi sức đâu đuổi theo.Chỉ tên nào lần chần hoặc chậm thì bị tóm tại trận phải ráng chịu ,ăn đòn của họ và sau đó của phụ huynh là cái chắc. Mấy đứa bạn ăn trộm dưa giỏi của tôi ,sau này đi bộ đội là những tay trinh sát cừ khôi  cả đấy

 2.Ở thành phố trẻ con cũng rong chơi như Bùi Giáng hóm hĩnh: "Sài gòn Chợ lớn rong chơi,Đi lên đi xuống đã đời du côn".Đi lên đi xuống thì hẵn thuộc nằm lòng nhà nào có chó dữ,nhà nào vườn có cây ổi sẻ thơm lừng hay có cây mận sai quả...Mà để đã đời du côn,tôi đoan chắc mấy ông thần này sẽ dàn người che mắt cho đứa sau thò tay thó những cái bánh cam của bà già góc ngã sáu  Phù Đổng.Hoặc sà vào uống nước mía rồi lẳng lặng từng đứa bỏ đi...để thằng cuối thình lình đứng bật lên xách dép bỏ chạy.
  Ông nhạc sĩ Phạm Duy kể thủa nhỏ ,lang thang bờ Hồ,Lò đúc ,Cửa Nam,vườn Bach thảo... theo xe điện lên Cầu giấy, rồi tới khu cánh đồng Bạch Mai để làm chuyện sau Quận công thật mê tơi.Không biết trong các bản nhạc viết về quê hương của ông,có nốt nào bắt được từ tiếng gió mơn man thổi ở cánh đồng này không?
 Tôi nhớ lúc ở khu dồn Đức Dục,một thị trấn huyện lỵ được ra đời trong chiến tranh tại vùng bán sơn địa.Trẻ con kẻ chợ Phú Đa nối với khu dồn thường kỳ thị với bọn trẻ từ các làng quê được lùa lên máy bay sâu đo đưa về đây.Chúng thường ngoắc tay kêu bọn tôi lại,cả bọn giả nói liệu "mày mày...tau tau...quê quê..." để trêu chọc.Thế là có những cuộc thách đánh nhau giữa hai phe ầm ĩ cả đồi ,may là lúc ấy chỉ đánh tay bo rất quân tử chứ như bây giờ chết chắc.
 Bọn trẻ bị dồn không đi học ,rãnh rang ,ngày nào cũng mò lên bãi rác Mỹ để mót đồ.Rác Mỹ thì thượng vàng hạ cám,có những đồ giá trị như cassette,muỗng nỉa inox,áo quần...đến bánh trái,thuốc lá.Thường xe đến ,người thầu bãi rác cho quân nhào vô bới lấy đồ trước.Sau đó đến mấy ông thanh niên mặc rô,cuối cùng mới đến đám cóc ké bọn tôi.Phân chia ước lệ vậy chứ mọi việc diễn ra rất nhanh,con nít chỉ nhắm các thứ giá trị nhỏ như thuốc lá ,bánh trái thôi.Hôm nào kiếm đước gói thuốc Salem hút dở , chia nhau phì phèo rồi ăn những chiếc bánh quy B1 mằn mặn hay bánh B3 thơm mùi gỗ thông là sướng như tiên.
  Sau này tôi cũng có dịp lội bộ rong chơi giữa đêm Hà nội nhưng ấn tượng không nhiều,có lẽ đã lớn mà thời chiến tranh đói quá nên hứng thú giảm đi nhiều.

 3.Một nhà thơ cho rằng tuổi trẻ bây giờ sống khép kín,được chở đi chở về đến trường,về nhà là ngồi miệt mài bên máy tính...nên ít trải nghiệm cuộc đời và có rất ít kỷ niệm tuổi thơ,hoặc có kỷ niệm cũng là những kỷ niêm đơn điệu rất giống nhau.Mất đi kỷ niệm phong phú,đa dạng ấy của tuổi thơ làm mất đi sự năng động khi trẻ vào đời hoặc nhiều hơn là thiếu lòng trắc ẩn khi đối diện với các mãnh đời khốn khó vì được chắm sóc quá kỹ lưỡng.

8 nhận xét:

  1. Bài này HHP viết rất hay . Vote một phát .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn huynh,ai cũng có kỷ niệm một thời tuổi thơ đáng nhớ theo ta suốt đời.

      Xóa
  2. Zậy mà tớ gọi đi tụ tập thì hổng thèm đến .

    Trả lờiXóa
  3. Đang lu bu quá,sẽ gắng trong thời gian đến.

    Trả lờiXóa
  4. hongloan

    12:39 13 thg 7 2012

    Kỉ niệm này có sức "đụng chạm" rất lớn! Nó làm người ta nhớ từ đồng quê nhớ ra thành phố, nhớ từ cổ điển lần về hiện tại và sợ nỗi "nhớ" tương lai (sẽ không còn!)
    -->Lan man là nhớ...lớ quớ (Quãng ngữ) quên liền,HL ơi.


    Trả lờiXóa
  5. Như thị

    12:40 13 thg 7 2012

    Biết đâu tuổi trẻ bây giờ nó lại chê ngược bọn già tụi mình là lạc hậu, là thủ cựu...
    Bạn nhỉ?

    -->Ừ,chắc vậy vì HHP đã chộ...những đôi mắt không nói ra này rùi.

    Thuyhung30475

    20:38 18 thg 7 2012

    chù chà có hai người lớn nói xấu bọn trẻ nè!

    Trả lờiXóa

  6. BÌNH ĐỊA MỘC

    18:59 14 thg 7 2012


    "Tôi nhớ lúc ở khu dồn Đức Dục,một thị trấn huyện lỵ được ra đời trong chiến tranh tại vùng bán sơn địa.Trẻ con kẻ chợ Phú Đa" , ủa hồi đó mộc cũng ở đấy mà, sau đó chạy ra Hòa Khánh, còn anh đi đâu ... hay là ta biết nhau nhỉ, mộc học tiểu học ở trường Chơn Tâm đó!

    -->Mình ở đây năm 67,gần chợ,hay lên xuống cây số 6 có nhà cô ruột ở đó.Gần Tết thì về lại nhà ở Lộc Quý,sau đó ra Bắc.

    Phuong Tam

    09:51 14 thg 7 2012

    Ngày xưa chơi lò cò, nhảy dây, bắt nẻ, kéo mo cau...tuổi thơ ấy có bao giờ phai nhạt...

    -->Chào người núi Ấn sông Trà.

    Trả lờiXóa

  7. KIM THANH :
    08:39 18 thg 7 2012

    Rong chơi với tuổi thơ như hình với bóng"
    Ui, HHP mở đầu bằng 1 câu thật tuyệt!



    Tạp chí BIỂN TÂY NGUYÊN

    10:28 15 thg 7 2012

    Một bài tản mạn hay


    -->BIỂN TÂY NGUYÊN:Một trang có cá tính,logo đẹp.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]