Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

103.CHIẾN LƯỢC BIỂN :CHẬM TRÊN 25 NĂM !

Trái tim tàu : Hai bộ máy tổng công suất 850 CV
   1.Hồi còn bé đọc Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên,không hiểu sao đang sống yên vui với vợ và 100 con,Lạc Long Quân lại về biển sống một mình.Sau bị Âu cơ trách,bố một mực giữ lập trường :"- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên".

 Ôi ,vùng biển được ông bà ta với một tầm nhìn chiến lược xuyên phá ,đã dành ưu tiên cao nhất về sức người sức của để chiếm hữu và gìn giữ từ lâu.Ngay dưới thời kỳ nhà nước phong kiến ,với nguồn lực quốc gia có hạn ,sử dụng cả những ngư dân dùng thuyền nhỏ chèo tay,chúng ta vẫn liên tục hiện hữu ở các quần đảo HS-TS xa đất liền hàng trăm hải lý. Ta cảm phục cúi đầu trước sức sáng tạo , tầm nhìn xa trông rộng đi trước thời đại của cha ông mình !

  2.Cuối năm 1981,tôi được thầy phân công viết luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp quy hoạch ngành đóng mới sửa chữa tàu thuyền thành phố Đà nẵng".Không biết có vận vào hay không mà sau này ,tôi lại chọn nghiệp gắn với ngành thủy hải sản ?
  Theo thống kê , miền Trung có trên 4 triệu người tham gia hoạt động trực tiếp ngành thủy sản ,kể cả số người hậu cần và ăn theo nghề cá  lên đến 16 triệu người. Nhắm đến quy hoạch phát triển ngành cơ khí tàu thuyền ,Đà nẵng muốn vươn ra biển làm giàu.Tuy nhiên do cơ sở vật chất quá yếu kém ,chủ yếu dựa vào tay nghề thủ công nên hàng chục năm vẫn dậm chân tại chỗ.
   Ngành cơ khí tàu thuyền ĐN lúc ấy có hai nhà máy đóng tàu quốc doanh do cải tạo công thương nghiệp đưa lại,một thuộc Sở thủy sản chuyên đóng tàu vỏ gỗ,một nhà máy đóng tàu thuộc Sở giao thông chuyên đóng tàu sắt.Ngoài ra mỗi quận có một HTX hoặc tổ hợp sửa chữa tàu thuyền .Mỗi cơ sở chỉ có 1 vài triền đà,vài dàn máy cưa; chỉ có nhà máy mới trang bị được  1 máy tiện , vài bộ hàn gió đá ...là hết .Mỗi đơn vị lo kế hoạch của mình chưa xong ,thế mà tác giả lại đưa ra biện pháp điều thiết bị chỗ này hỗ trợ chỗ kia loạn cả lên ,mới khiếp chứ  ? Luận văn đưa bài toán kinh tế tối ưu vào giải nhưng lập trình máy tính không chạy được mà vẫn cho ra kết quả ngon lành (giải tay dự đoán kết quả(?) làm bà con lác mắt luôn .He.he...
  Giờ nghĩ lại công nhân đóng tàu chỉ mơ ước có được một chiếc máy cưa đứng để thay xẻ gỗ bằng tay cực nhọc sao mà tội thế !
  Lúc này xuất khẩu thủy sản phát triển nên khai thác cũng hướng đến tiêu thụ mới tồn tài. Nguồn lợi thủy sản lúc ấy dồi dào ,chỉ lẩn quẫn đánh bắt ven bờ với tàu thuyền công suất bình quân 22cv là đủ ăn nên ngư dân chỉ tập trung đóng tàu vỏ gỗ dễ sử dụng và bảo quản.Vươn xa đánh bắt hải sản vì thiếu phương tiện hỗ trợ nên hiệu quả kém ,tàu lớn chi phí nhiều mà như người mù trên biển nên cả đến XN Quốc doanh khai thác hải sản của Tỉnh cũng giải thể.Thế là những đội tàu sắt Nhà nước hùng hậu ,vừa tay lưới tay súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc năng nổ một thời phải lùi bước trước ngư dân năng động bám biển đêm ngày .Một bước lùi vì trước giải phóng ,ĐN đã có nhiều tàu trên 100cv và có cả  một Xí nghiệp khai thác hải sản xa bờ của tư nhân .Sau giải phóng nhiều tàu lớn vượt biên hoặc bị quốc hữu hóa nên năng lực đánh bắt giảm sút .Quy hoạch máy móc không tưởng ,lại thiếu vốn đầu tư và nhập được máy tàu hiện đại nên cả ngành vẫn đi theo lề lối cũ hàng chục năm sau đó !

 3.Năm 1986 đất nước đổi mới sau hơn 10 năm loay hoay trong cơ chế bao cấp như con thuyền do người không biết lái ,quay mòng mòng nơi bến ước muốn ra khơi.Kinh tế nhiều thành phần bung ra sống động.Cả xã hội như bừng tỉnh,mọi người háo hức tiếp thu những kiến thức mới từ xã hội tư bản tràn sang ,đổi mới tư duy sản xuất nhỏ  trước đó .Năm 1988 ,một trong những diễn giả để lại ấn tượng mới mẽ nhất là ông Paul  Trần Văn Thình - nguyên trưởng phái đoàn thường trực của Liên minh châu Âu bên cạnh các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ) ,được nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch mời.Bài phát biểu của ông thật thu hút bởi những ý tưởng lạ lẫm về nền kinh tế mềm (Softomics ) và VN hoặc các địa phương nên chọn thế mạnh nào để đi tắt đón đầu,vươn lên cạnh tranh trên trường quốc tế.
   QNĐN những năm sau 1975 được lãnh đạo bởi các vị tướng xuất thân từ nông dân  nên mũi nhọn kinh tế kiểu gai mít được đề ra rất hả hê hoành tráng " Dâu-Dệt-Dứa-Dưa -Dừa -Dê".Trồng dâu ươm tơ dệt lụa là truyền thống của đất QN sau đó chết đứ đừ vì đất vào HTX chia manh mún ,giá thành tơ lụa cao không bán được;còn nhà máy dứa đóng hộp cùng với dưa xuất đi Liên Xô bị phá sản ;rồi dừa hay dê không hiểu tại làm sao các nhà hoạch định cương lĩnh thưa hai (kế hoạch) của Đảng lại nghĩ ra được ? Bây giờ mỗi lần đi qua khu ăn nhậu Dê Trung Sơn ,HCM ,tôi lại mỉm cười ,quả là các bác nhà ta có tầm nhìn xa thật !
   Khi góp ý về thế mạnh của Đà Nẵng ,ông Thình đưa ra ba vấn đề :1/Kinh tế biển (cái ăn lúc nào cũng cần ) 2/Kinh tế không khói (du lịch) 3/Kinh tế mềm (khéo léo,ít vốn ).Đà nẵng cho đến bây giờ mới nhận ra các thế mạnh trên của mình ,1/4 thế kỷ quả là dài cho  nhận thức về chiến lược phát triển của một địa phương !
   Đất nước có mặt tiền hướng ra biển nhưng ta nhận thức về kinh tế biển không rốt ráo nên đầu tư không đúng tầm ,chậm chuyển biến tạo sức mạnh vượt trội để phòng thủ biển đảo đất nước .Một số nguyên nhân như sau:
 + Tin rằng TQ cùng ý thức hệ như ta nên không còn là kẻ thù truyền kiếp nữa.Giờ ngộ ra thì rất tiếc nhiều cơ hội tốt đã bỏ qua.Không có chuyện ngủ quên trong hòa bình ,mất cảnh giác với quân xâm lược phương Bắc.Nên nhớ lịch sử ,khi chiến thắng quân Nguyên lần đầu (1258),quân dân nhà Trần vẫn không lơi tay rèn luyện quân sĩ,cũng cố các tuyến phòng thủ ,tích trữ lương thực,chế tạo khí tài...để 27 năm sau đánh thắng lần thứ 2(1285) và 3(1287) quân Nguyên vang dội hơn.
 + Loay hoay một đường xoáy trôn ốc của sự phát triển:giải thể các đội tàu lớn,phát triển manh mún rồi quay lại hình thành các tổ hợp,HTX đánh bắt với tàu công suất lớn để vươn khơi vừa khai thác nguồn lợi vừa hiện diện bảo vệ biển đảo quê hương.Chậm còn hơn không !
 +Cuối những năm 90 ,Bộ thủy sản đã trình luật thủy sản nhưng Quốc hội chần chờ mãi năm 2007 mới thông qua.Đến năm 2010 chính phủ mới có Nghị định 1690 phê duyệt chiến lược thủy sản đên năm 2020.Sao lại chỉ có tầm nhìn 10 năm ?
 +Chính phủ phát hành trái phiếu vay nợ quốc tế 500 triệu USD năm 2006 để hiện hại hóa Vinashin với lời hứa hươu hứa vượn của TCT này có đơn hàng đóng tàu đến 2012 (?).Những sai phạm của Vinashin và Vinalines là tội lỗi to lớn với đất nước.
 +Chương trình đóng tàu đánh bắt xa bờ trước đây thất bại vì không chọn đúng ngư dân đi biển để cho vay mà dựa vào người giàu có thế chấp,bị cán bộ Cục NLTS cấu kết xà xẻo,máy tàu cũ ,thiết bị thông tin kém...nên hiệu quả không cao .
 Quốc hội đang họp lần này thức tỉnh ,nhanh chóng quyết dành 16000 tỷ cho ngư dân vay lãi suất thấp  để nâng cấp 25.000 tàu cũ 90 cv và đóng mới 5.000 tàu công suất lớn trên 400cv để có đội tàu hùng hậu  vươn khơi bám biển .Hy vọng rằng chương trình này giải ngân thuận lợi ,tiền đến đúng địa chỉ ngư dân cần.
  Biển Đông phải thường trực  trong tâm trí lãnh đạo và nhân dân ta ,để bằng mọi nổ lực xây dựng đất nước cường thịnh ,đủ sức bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc !
 

11 nhận xét:

  1. Có phải chúng ta nghèo quá, nghèo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nên mới chậm như thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ thói quen ngắn hạn ,chọn cái trước mắt /đễ làm trước ,đối phó tài chứ không hẵn nghèo vì ta quyết nhiều dự án tiêu tốn khủng vài chục ngàn tỉ /hơn thế khoẻ re mà !

      Xóa
  2. không biết có phải vì mất lòng tin quá nhiều không, mà em hy vọng lần này, chủ trương của NN được thực hiện mà không bị...tùng xẻo .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh cũng hy vọng vậy vì mọi người để mắt đến nó nên mấy con sâu không dám ngo ngoe ! Cứ rót thẳng tiền đến ngư dân ,họ không quỵt đâu mà lo (họ thế chấp cả sinh mệnh của mình và gia đình rồi,tiền nào cho đủ ?).Càng nhiều vòng vo càng có cơ hội cho bọn sâu mọt bớt xén !

      Xóa
  3. Tùng xèo có từ thời phong kiến, tùng xẻo sẽ còn dài dài
    Mong đợi một sự khác biệt lớn từ bước ngoặt này, nếu không có gì hữu ích kế hoạch 30 năm cũng chì là vài năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải giao cho người có thực tài và tâm để chỉ huy thống nhất với chính sánh xử lý như thời chiến may ra đỡ tùng xẻo .Nếu không là tai họa lớn hơn với đất nướcc vì lòng tin đã cạn gần kiệt rồi !

      Xóa
  4. Từ xưa đến nay, người Việt chỉ biết một tí biển gần bờ, cái não trạng này còn ám đến tận bây giờ. Đừng nói chậm bao nhiêu năm, đến bây giờ VN vẫn chưa hề có cái gì đang gọi là "chiến lược biển" cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng lo vậy ,cứ cái kiểu nóng đâu phủi đó thì còn lâu mới ra chiến lược .Đâu cứ đóng tàu sắt to là xong ,còn trang bị hiện đại,con người được đào tạo (Kế hoạch sinh đẻ hợp lý để có người đi biển?),chợ cá hiện đại tiêu thụ ...

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]