Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

9.MUỘN MÙA GIÓ



Hoài
gió thổi phóng khoáng 
hun hút chiều 
nghiêng về em tít tắp
Thấp thoáng bờ vai 
khẽ rung 
len lén quay đi  
ướt nhoè
 thả 
vương giọt đau

Mà tháng giêng xanh rộn rã 
tháng hai trắng đợi chờ 
tháng ba vàng ngờ ngợ
Chướng mút mùa 
quên năm tháng 
bát ngát rộng 
lăn tăn thẳm 
xô hết về em
Hửng nắng 
 lúa trời 
rụng rơi 
ghim xuống đất

Bước quá dốc cuộc đời 
gió thốc suốt sống lưng 
chiều trở lạnh
 nín im em 
đá dựng kiên gan
Ước gì hong khô
muộn mùa rét mướt
nụ hôn ấm áp
Đất đồng se 
hạt nảy mầm
một đời hoang hoải...

2/2012
HHP

3 nhận xét:

  1. Mấy bữa nay cắt cớ nhảy vô bàn chuyện kinh tế xã hội lung tung cằn thành ra nhức đầu.Mai đi công tác miền Tây ,xin đăng lại bài thơ này để xả stress.

    Trả lờiXóa
  2. Q.MF nói...
    Giọng thơ chao chát, cô liêu...
    Chữ khẻ sửa dấu ngã đi HHP

    22:33 Ngày 01 tháng 3 năm 2012

    Tualinh nói...
    Bài thơ quá độc đáo.
    Hay! vì có lẽ TG để cảm xúc 'viết ra' từ vùng ranh giới của 'nhận thức' gần với 'tiềm thức' trong não bộ.
    Con chữ và cấu trúc câu làm người đọc 'cảm' được về cái 'ý'của câu thơ ,chập chờn vừa rõ nét vừa mơ hồ hết sức thu vị.
    Tôi chưa được đọc một bài thơ nào có cách chọn chữ,xắp xếp tạo câu tinh tế tương tự.

    23:06 Ngày 01 tháng 3 năm 2012


    HHP nói...
    @Tualinh:Cám ơn huynh có những cảm xúc giống đệ.Khi post bài này lên ,đệ cứ lo vì sợ không phù hợp trang này hơn nữa thơ bây giờ ...ế quá.Bài này viết một dịp về với sông nước hư thực miền Tây. Mà cũng sắp đến ngày 8/3 rồi,phải không huynh?

    11:41 Ngày 02 tháng 3 năm 2012

    Tualinh nói...
    @HHP: Ấy là cảm xúc thật của tôi,ngay khi đọc hết bài thơ này của bạn,không phải nói cho TG 'vui' đâu nhé.
    Cảm xúc của một người đọc-cứ cho là nhõn có một- giống được như của TG, chứng tỏ điều gì? Phải chăng cũng đủ để nói về sự 'thành công' của nghệ thuật trong bài thơ?

    "..hơn nữa thơ bây giờ ...ế quá"một nhận xét buồn nhưng đúng với thực tế. Một phần nguyên nhân của hiện trạng này,có lẽ do 'thơ' bây giờ 'xô bồ' quá,lại 'na ná','đều đều ' giông nhau về vần điệu về cách dùng câu chữ...vv và vv..
    "..cứ lo vì sợ không phù hợp.",có thể.

    15:09 Ngày 02 tháng 3 năm 2012

    Trả lờiXóa
  3. N.H.QUE nói...
    Đọc thấy ngồ ngộ , hay hay , nhưng vì sao thấy thế thì không biết nói sao . Mình dân M. Tây chính gốc mà chưa biết gió chướng ra răng .

    06:55 Ngày 04 tháng 3 năm 2012

    HHP nói...
    @N.H:Theo như lúc ở Đồng Tháp một thời gian ,mình thấy gió chướng thường bắt đầu từ tháng 9-10 al cho đến tháng 3.Gió thổi hun hút cả ngày,trời đùng đục,cảm giác vừa mát lạnh vừa khô khó chịu.Mình thấy tảng sáng mà các chú thanh niên đã xúc tép về chiên xào,đánh chiếc quần cụt nhậu rùi,có khi đến nửa chiều mới tan hàng về ...ngủ.Thường vào mùa cá linh là có gió,hướng chính là Tây nam,dường như mang nước Biển hồ về dềnh lên.Đôi khi tháng khác cũng có vài ngày nhưng không rõ ràng.
    Mà miền Trung cũng có gió chương Tây nam này nhưng ít hơn,thường là cuối tháng 3 (mùa đậu phụng)thì phải.Khác với gió Lào chỉ thổi từ phía Tây nên rát bỏng ,gió chướng Tây nam ở đây cũng nóng khô nhưng mát hơn và trời cũng ong ong.

    08:49 Ngày 04 tháng 3 năm 2012


    AK7 nói...
    Bài thơ hay!Đồng ý với pác TL.Tuy niên thiển ý của tôi nếu khổ thơ :
    "Lúa trời
    Rụng rơi
    Ghim xuống đất"
    Được dổi lại:
    Lúa trời
    Rụng rơi
    Nảy chồi từ lòng đất.
    Đọc nghe có lý hơn.Xin lỗi tác giả.Bình loạn xạ tý.

    09:30 Ngày 05 tháng 3 năm 2012

    HHP nói...
    @AK7:Cám ơn góp ý của AK7.Không hiểu sao về miền Tây,HHP rất ấn tượng với cây lúa trời .Nó thật hoang dã mà mạnh mẽ.Khoảng tháng chạp là người ta chống xuồng đi hái lúa trời.Cứ chống đại xuồng vào lúa,dùng sào gạt để lúa rớt xuống .Phải đi từ khi trời còn tối,chứ để trời hửng nắng lên là những hạt lúa chín tự rụng.Hạt lúa trời to,có cuống dài sẽ ghim xuống bùn...nằm chờ vào mùa sau mới nảy mầm.Vì thế có lẽ khi lâm vào tình thế chờ đợi...cũng hay ,phải không AK7?

    12:31 Ngày 05 tháng 3 năm 2012

    TGTB nói...
    Thơ HHP đọc như có kim chích nên nhiều người ...thích. Không phải "chuyên ra trồng trọt" nhưng cũng để tâm ngâm kiú tí về lúa và có kết lựn: Cả HHP:"Ghim xuống đất" và AK7: "Nảy chồi từ lòng đất." đều "CHỈNH XẠC", hạt lúa phải ra rễ để "ghim" (xuống) sau đó mới ra chồi để "nảy" (lên) được, quy luật tự nhiên: "gốc trước, ngọn sau". Theo Quế ni thì:
    "...Ghim xuống đất.
    Nảy lên trời."
    Tin hông? Quế hỏi GSTS "sinhoc" MF, đúng chiên khoai môn lun.
    MF nọi chỉnh xạc đi.

    14:06 Ngày 05 tháng 3 năm 2012


    AK7 nói...
    @HHP:Xưa lúa trời bạt ngàn giờ chỉ còn lác đác vài khoảnh trong đìa sâu.
    - Chính xác.Thơ và cảm xúc của người làm thơ luôn đáng đc trân trọng dù ko phải bài thơ nào người đọc cũng cảm nhân đc.
    @QMF: Cô làm một chuyến viễn du miền viễn Tây để nghiên cứu giống lúa Trời rồi nhân giống ở sông Hương xem sao.

    08:59 Ngày 06 tháng 3 năm 2012

    Q.MF nói...
    @TGTB, AK7: trong khi mọi người cứ theo trào lưu hô hào dùng "hàng ngoại" trong chăn nuôi, thì MF thường "phá bĩnh" bằng cách khuyên mọi người nên dùng "hàng nội" (chiện này trái với chính sách dùng hàng nội chính hãng nha!)
    Cho nên,vụ lúa trời, lúa ma, quỷ cốc nì MF rất thích, ao ước mãi chưa hề được ăn bữa nèo! Bữa mô phải rủ "Q. Ráo" mới được! Đảm bảo rằng một ngày đẹp trời nèo đó, dân ĐTM sẽ làm giàu bằng gạo từ giống lúa nì (hy vọng nó sẽ không bị làm dổm như các mặt hàng đắt hàng khác, hi hic)
    HHP kêu nó "ghim" là chính xác, (TGTB ba phải), vì nếu các đại ca và các Quế để ý, hạt lúa có các gai, đó là nguyên thủy từ lúa dại, nó cần mấy cái gai đó để "ghim xuống" vào đám đất bùn trơn nhãy kia đã, rồi sau đó là "nảy chồi lên" như thơ đại ca AK7 mần, chớ hổng phải tại "cái cuống dài" ghim như HHP nói hay tại "cái rễ" như "chiên khoai môn" của tên TGTB kia! Zưng mà MF cũng "ngoại đạo đoán mò" thui, cái này phải hỏi đến cỡ bác Võ Tòng Xuân! Còn nếu lúa trời mà mọc được ở Sông Hương thì năm 2012 tận thế là cái chắc! :)

    18:24 Ngày 06 tháng 3 năm 2012

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]