Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

5.KHẨU HIỆU

                                              Pho to:HHP
  Khẩu hiệu là lời văn ngắn gọn để biểu thị ý chí của một tổ chức hoặc đơn vị về một vấn đề  nào đó mà họ muốn thông báo cho bàn dân thiên hạ biết hay đơn giản hơn,là lấy lại tinh thần hoặc phát động một phong trào nội bộ.
 Từ thời phong kiến về trước chắc chẳng có khẩu hiệu đâu.Ở xã hội ấy vua là tối cao ,thần dân  nhận chiếu chỉ và thi hành ,kể cả việc chọn cái chết. Lệnh là lệnh ,cần gì giải thích và khuyến dụ mà khẩu hiệu.Hình thức câu đối,ca dao tục ngữ,cách ngôn...về nhân sinh quan là để hướng dẫn , điều chỉnh quan hệ xã hội. Khẩu hiệu  xuất hiện khi vận nước lâm nguy,vua cần phải kêu gọi và khích lệ toàn dân đứng lên cứu nước.Có lẽ "SÁT THÁT" là câu khẩu hiệu ngắn gọn nhất mà có sức lôi cuốn toàn dân Nam đứng lên chống quân Nguyên Mông.

  Khẩu hiệu xuất hiện một cách chính thức và đĩnh đạc khi cách mạng Tư sản Pháp nổ ra."TỰ DO-BÌNH ĐẲNG-BÁC ÁI" là khẩu hiệu nổi tiếng ,có sức công phá khủng khiếp làm lộn tùng phèo chế độ quân chủ hàng ngàn năm. Khẩu hiệu xuất hiện trong các cuộc biểu tình tuần hành và vận động bầu cử của các Đảng phái nhưng có tính chất thời điểm.Việc quản lý xã hội và điều hành nền kinh tế thì chủ yếu  bằng luật pháp và các giải pháp kinh tế.Các dự án luật được soạn thảo bởi các nhà chuyên nghiệp nhưng khá tự do cho đến mỗi nghị sĩ, nếu công dân yêu cầu họ đại diện.Quy trình soạn thảo luật từ dưới lên ,sát sườn vậy nên khi được thông qua tại Hạ Thượng viện thì nhiều người đã biết để thực thi rồi.
   Xoá bỏ cát cứ,cùng với sự phát triển của KHKT,CNTB đã quất con ngựa cạnh tranh phi về đích lợi nhuận rất hào hứng.Ngặt một nỗi cái đích lợi nhuận này không cố định mà luôn dịch chuyển về phía trước  theo ý muốn "cải tiến không ngừng" nên có nhiều chú ngựa chết trước khi đến đích hoặc bỏ lại một chút thất vọng để xốc lại yên cương chạy tiếp tới đích mới.(Cái chết hoặc đổ vỡ này theo quy luật phát triển là tốt cho một sự tái cấu trúc mới hồ sinh !).Khẩu hiệu xuất hiện để cổ vũ mọi người tham gia cuộc đua tranh này.Mỗi chú ngựa là một kiểu nên khẩu hiệu cho nó cũng đầy màu sắc ,cá tính.Như vậy ở đây khẩu hiệu cũng được cá thể hoá chứ không chung chung cho địa phương hay toàn dân  nào cả."- Just do it - Cứ làm đi " của hãng Nike hoặc "Luôn luôn lắng nghe,luôn luôn thấu hiểu" của Prudential là những Slogan (khẩu hiệu) đóng đinh treo được nhãn hiệu của mình lên bức tường thị trường bao la không bến bờ.
   Nhìn nhận như vậy để thấy ,trong xã hội TBCN ,khẩu hiệu kinh tế xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn các khẩu hiệu chính tri xã hội.
   Kể từ khi cách mạng tháng Mười Nga nổ ra,khẩu hiệu xuất hiện phổ biến trong các nước XHCN.Các khẩu hiệu chủ yếu là chinh trị xã hội ,còn kinh tế cũng chuyển từ cạnh tranh khó nghe sang thi đua lành mạnh nên cũng được cổ vũ bằng khẩu hiệu chính trị luôn.Tức các khẩu hiệu được nhất thể hoá chính trị ,yếu tố kinh tế thành phụ.
   "Tất cả chính quyền về tay Xô viết!",khẩu hiệu rung chuyển nước Nga,hiện lên hình ảnh những chàng trai Cô dắc râu kẽm rậm rịt với cây súng dài ngoẵng lê tuốt trần ,dữ dội.
   Tượng lãnh tụ và khẩu hiệu ,đặc biệt trong Cách mạng văn hoá là đặc sản một thời của Trung Quốc.Bóng ma này đến nay vẫn còn hiện ra ở xứ Bắc Triều Tiên thời phong kiến mới.
    Khẩu hiệu chính trị được đưa ra đúng lúc, phù hợp với ý chi của người dân sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn."KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!" đẹp như bức chạm công phu của dân ta vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
    Tiếc rằng sang thời hoà bình ,chúng ta vẫn thích điều khiển nên kinh tế bằng mệnh lệnh và phong trào. Khẩu hiệu trở thành phương tiện điều hành đất nước,xuất hiện mọi lúc mọi nơi.Người ta lầm tưởng rằng cứ có khẩu hiệu trương lên là mọi  người răm rắp chấp hành.Riết rồi thành quen ,thấy không có nó vào các ngày lễ lạt,phát động phong trào lại cảm giác thiếu một cái gì như nghiện vậy.
   Trong XHCN ,các doanh nghiệp thi đua với nhau nên chỉ có giao kết thi đua(như ngoéo tay) là đủ.Nó giống kiểu người lớn chạy thi với với con nít.Lúc xuất phát cũng giả đò chạy hăng lắm vượt lên nhưng sau đó thì...chạy chậm dần để chờ nó.Nên mới có thơ rằng"Thi đua thì phải tiến lên,tiến lên ta lại tiến lến hàng đầu,hàng đầu ta tiến đi đâu,đi đâu  cũng cứ hàng đầu tiến lên".Slogan doanh nghiệp không cần mà được thay bằng bình bầu chấm điểm và khen thưởng  thi đua .Hiện tại trong cơ chế thị trường ,các doanh nghiệp ở ta đã hội nhập với thế giới nên nhận thức về slogan đã thay đổi khá tích cực.
   Các nhà kinh tế thế giới kết luận rằng,xứ nào càng trương nhiều khẩu hiệu của chinh phủ đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.Bởi vì ở đó lãnh đạo vẫn còn ngây thơ tin rằng chỉ bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc kêu gọi là nền kinh tế từ yếu kém quay đầu tự tái cơ cấu và xã hội sẽ đẹp như họ mơ ước.Thay đổi tư duy cần có trí tuệ và dũng cảm vượt qua chính bản thân mình ,bao giờ cũng là thách đố khó khăn.
   Đi trên quốc lộ I A ,khi nào sắp đến trung tâm Tỉnh lỵ hoặc Huyện lỵ là thấy các băng rôn,khẩu hiệu trương đầy các cột đèn hai bên đường.Pa nô càng to,băng rôn càng lớn,khẩu hiệu càng nhiều...lại nghĩ lãnh đạo địa phương này chắc thích thi đua  và người dân ở đó còn mệt lắm lắm.

HHP

10 nhận xét:

  1. Bản tính dân mình là thích đua tranh . Hơn thằng kế bên một chút thì dù có tổn hại gấp mấy lần cũng vẫn khoái . K6LS .

    Trả lờiXóa
  2. @K^KS:Xét về lĩnh vực kinh tế ,"con gà tức nhau tiếng gáy" lại là động lực cho sự phát triển .Nhờ vậy mà đồ dùng thay đổi mode hoài chứ không sản xuất sao sống được ,phải không huynh?

    Trả lờiXóa

  3. THOMOC

    14:06 10 thg 9 2012

    "Xoa đói -Giam nghèo "
    -->"Neo giàu-Loạn nhũng'

    Thanh Huongtc

    22:58 9 thg 9 2012
    Bệnh thành tích mà BẠN

    -->Khổ thế bạn nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Tuan Anh.62

    17:57 6 thg 9 2012
    Quyết tâm!
    Cũng đôi khi phải hô một chút cho nó khí thế trong công việc đó HHP ui!!!

    -->Cho có khí thế để sống chứ,quyết tâm !

    hongloan

    Chẳng hạn "Một ..hai..ba..zô!"

    Tuan Anh.62

    1...2...3...Zô! Zô! Zô!
    Uống cho bát vỡ, chén xô tơi bời
    Zô! Zô...Zô cạn cuộc đời
    Chỉ còn...hũ rượu đầy vơi nhớ...hoài...HL nhỉ!!!

    Trả lờiXóa

  5. HẠT CÁT

    17:11 6 thg 9 2012
    Muôn năm Khẩu hiệu!
    Muôn năm!!!

    giaolang

    16:13 6 thg 9 2012

    Viết hay lắm bạn à! "Cố lên!, lại khẩu hiệu, hehe...

    -->Cố ,cố ,cố !
    Hồng Chương
    HC đồng cảm với bạn về điều này. Đó là cội nguồn của chủ nghĩa hình thức

    Diep

    07:30 6 thg 9 2012
    Thăm anh , ngày mới thuận lợi may mắn.

    Trả lờiXóa

  6. nobita

    10:40 5 thg 9 2012
    Giăng khẩu hiệu đầy đường không phải là chuyện ngây thơ đâu? Món này cực kỳ "hảo hảo", mỗi ngày lễ lạc là biết bao băng rôn, biểu ngữ, apphich, panô treo lên, qua thời điểm là tháo bỏ, thay cái khác... không chứng tích, không bảo hành...!
    HHP xem có món nào mần ăn "béo bở" hơn món này ko? Kinh tế suy thoái tòan cầu, nó vẫn nhơn nhơn sống "phẻ" đấy thôi!

    -->Bây giờ cái gì cũng kinh doanh khiếp thật.

    Bông Hồng Nhung

    22:12 4 thg 9 2012

    Em thì ngán nhất là công văn. Mỗi lần họp hành, nghe đọc và ghi các loại công văn, muốn rụng tay luôn. Nhiều khi công việc thục hiện từ đời tám hoánh nào rồi thì công văn mới về tới. Nói chung là đủ thứ ngán ngẩm, anh nhỉ?

    -->Cứ thực hiện"Công văn túi áo,thông báo túi quần" cho nó phẻ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. hongloan

    15:49 4 thg 9 2012
    Ngày mới an lành nhé P. Về Quảng Nôm có qùa sao ỉm luôn vậy cà?

    -->Cám ơn HL nhiều.Vừa ăn vừa mang về quá trời ,loay hoay xử lý đây.Gặp gia đình thì vui nhưng bạn bè thì lo hơn vì công việc làm ăn đình trệ quá.

    hongloan

    Có đem thuốc rê Cẩm Lệ vào rít cho đỡ cơn ghiền hông?
    gửi cho tớ ít nùi

    -->Thuốc ni mà ăn trầu rà một miếng là phê liền đó.Hồi chiến tranh có câu:"Tiếng đồn con gái Quảng Đà,Mất mùa thuốc lá chết ba ngàn người".

    hongloan

    Xì gà Cu Ba còn chắp tay lạy thuốc rê Cẩm lệ láng giềng đó nghe!

    Trả lờiXóa

  8. Lộc Vừng

    10:29 4 thg 9 2012

    Một bài viết rất đáng để các nhà quản lý suy ngẫm. Bởi vì họ, có khi chính họ còn chưa hề một lần nhìn kỹ những khẩu hiệu do họ ký duyệt.
    Mình nhớ ngày trước đi học, ở trường thường có khẩu hiệu THI ĐUA DẠY TỐT, HỌC TỐT. Mình nghĩ thế là ngắn gọn và đầy đủ. Bây giờ đi họp phụ huynh cho con, thấy ở trường có nhiều khẩu hiệu rườm ra quá. Mình nhớ không rõ và không cụ thể được. Chỉ thấy chỗ này thì khẩu hiệu đại ý là trường học thân thiện học sinh tích cực gì đó; chỗ kia thì thầy cô là cái gì mà tự học sáng tạo cho học sinh noi theo....Ôi, chẳng nhớ được thì sao gọi là khẩu hiệu được nhỉ.

    -->Đúng vậy bạn ạ.

    ĐomĐóm

    09:31 4 thg 9 2012

    Theo Đóm nghĩ thì có lẽ ... chẩng có đất nước nào nhiều khẩu hiệu như VN chúng ta. Nơi nơi KH, nhà nhà KH , người người KH (VD: ko say ko dzìa)
    Chúc Anh cả tuần vui vẻ và công việc thuận lợi, hanh thông.

    -->Hồi xưa còn "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ" nữa đấy.

    BÌNH ĐỊA MỘC

    08:23 4 thg 9 2012

    càng ngày những bài bài viết của anh càng hấp dẫn, đọc say sưa mà vẫn sợ hết, đúng là có những câu khẩu hiệu đã đi sâu vào lòng người thấm đẫm ..

    -->Cần có khẩu hiệu nhưng đừng để từ CỘNG chuyển thành TRỪ là tiêu,Phải không Mộc

    Trả lờiXóa

  9. VTA - NLC

    00:04 4 thg 9 2012
    Một bài viết cần được các nhà chức trách suy nghĩ. Khẩu hiệu là rất cần nhưng bao nhiêu và nội dung thế nào lại là vấn đề đáng bàn anh nhỉ

    -->Viết vui vậy thôi VTA ơi!
    KIM THANH

    20:28 3 thg 9 2012
    "Các nhà kinh tế thế giới kết luận rằng,xứ nào càng trương nhiều khẩu hiệu của chinh phủ đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.Bởi vì ở đó lãnh đạo vẫn còn ngây thơ tin rằng chỉ bằng các mệnh lệnh hành chính hoặc kêu gọi là nền kinh tế từ yếu kém quay đầu tự tái cơ cấu và xã hội sẽ đẹp như họ mơ ước.Thay đổi tư duy cần có trí tuệ và dũng cảm vượt qua chính bản thân mình ,bao giờ cũng là thách đố khó khăn."
    ____________
    Tuyệt vời!

    -->Khổ thế nhưng biết làm sao được.Ngày lễ vui KT ơi!
    Diep

    07:16 3 thg 9 2012

    Dạ, chào anh. ngày mới nhiều niềm vui và may mắn.

    -->Chao ngay moi nhieu niem vui.

    Trả lờiXóa

  10. sato

    16:42 2 thg 9 2012
    Slogan! Có những câu rất hay nhưng người đời cần thực tiễn. Nhận xét của HHP rất hay

    -->Cây đời vẫn mãi xamh tươi,Gớt nói vậy bạn nhi?

    hongloan

    15:44 2 thg 9 2012
    Nhưng thiếu đi những khẩu hiệu "đường ai nấy đi, mặt ai nấy nhìn".Chẳng có đường đi chung, chẳng có điểm chung để nhìn cũng buồn nhỉ
    Quốc khánh vui vẻ nhé HHP!

    -->Thùng rỗng kêu to HL à.Chúc vui để vào năm học mới dù còn nhiều trăn trở.

    =>Thùng đặc thì cũng nên giữ lại chứ?

    người dùng Yahoo!

    15:15 2 thg 9 2012
    Bây chừ quá nhiều khẩu hiệu nên bản thân không biết mô mà phấn đấu.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]