Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

4.NHỚ TRƯỜNG SƠN


  Hớn hở vui mừng trước thắng lợi của dân tộc,sau ngày 30.4.1975 , lũ HSMN chúng tôi còn học phổ thông được trả về gia đình nuôi dưỡng.Ai cũng náo nức cho ngày đoàn viên này.
  Ngày ra đi lặn lội bằng đôi chân,ngày về vi vu trên những chiếc xe,dù là xe tải…cũng làm cả bọn lâng lâng như bay trên mây.Qua khỏi cầu Hiền lương,con đường QL 1A  rộng ra ,phẳng lì ,chạy thẳng vào Nam làm đứa nào cũng trầm trồ nhưng với thói quen “phê phán”của những người cộng sản nên”Ôi dào,tiền Mỹ đổ vào phục vụ chiến tranh mà nhưng sao trống huơ rất ít bóng cây thế?”.

   Qua Đá Nhảy ,núi Trường Sơn chạy ra tới biển;có bạn bốc phét :”Hồi đi trên Trường Sơn,đoàn của tau ra đâu đây tắm biển,đã lắm (?)’’.Nhìn dãy núi sẫm bá vai nhau như chào đón chúng tôi xuôi về Nam,tôi bỗng dậy lên ao ước được trở lại con đường ngày ấy mình lon xon ra Bắc.


   Do  ở quê tôi trường rất xa nhà  lại phải qua đò giang  khó nhọc vào mùa mưa bão  nên mẹ tôi  ở nhờ   nhà người quen tại Đà Nẵng để tiếp tục theo học.Từ chỗ sống trong một môi trường bạn bè bình đẳng ,được phục vụ đầy đủ dẫu có đói một chút đến chỗ phải “nhập gia tuỳ tục” ,hàng tháng lọ mọ về mang gạo ra góp thêm cho nhà cưu mang mình…tôi bị sốc ,nhiều tháng sau mới quen.Mà năm ấy không hiểu sao mưa ghê thật,cả tháng trời mưa như trút nước xuống phố phường.
   May sao khi vào năm học ,tôi lại gặp HTT học với tôi từ lớp 4 ngoài Bắc cũng học cùng lớp 11 ban toán.Thời gian sau lại biết TGTB học lớp 9 mà lớp tôi kết nghĩa.Đây là trường cấp 2 và cấp 3 Thái Phiên,ngoại ô thành phố Đà nẵng.Do cùng là dân HSMN nên  chúng tôi quyến luyến hơn các bạn khác cũng ngoài Bắc vào.

   Bầm dập rồi cũng kết thúc năm học với bao xáo trộn.Nghĩ hè,nổi hứng lên ,tôi mới rủ TGTB về quê tôi và sau đó đi thăm lại Trường Sơn ,theo dấu con đường ngày trước chúng tôi ra Bắc.Sau khi ghé về nhà TGTB tại vùng quê Gò Nổi nổi tiếng ,hôm sau chúng tôi về nhà tôi ở Đại Lộc.Tối ấy,chúng tôi loay hoay chuẩn bị cho chuyến về rừng .Dụng cụ chuẩn bị đơn giản như mùng mền ,xẻng cá nhân US,nồi nấu cơm canh,gạo diêm và vài món thức ăn kiểu lương khô như mắm ruốc,mì chính… Cả nhà thấy tôi chuẩn bị ,tưởng là đi lao đông tại Mỹ Sơn nên không hỏi.Hồi này cả miền Nam như một Đại công công trường  thủ công nên việc từ thanh niên trai trẻ đến các bác sồn sồn đi nghĩa vụ lao động  là chuyện bình thường.

    Sáng hôm sau,từ mờ sáng chúng tôi đã lên đường.Từ nhà tôi đến rừng phải đi bộ mất cả buổi .Đến Đại Thạnh (Lộc sơn),vùng bán sơn địa đã trưa ,chúng tôi thử vào dân xin nước uống .Nhớ lại thời chiến tranh ,đi qua vùng giáp ranh này vào mùa khô mà khát nước thì chịu  chứ xin không ai cho vì vùng này giếng  khô cạn phải đi lấy nước rất xa.Giờ đây giải phóng rồi ,nhà cửa của dân nhiều hơn nên người dân rộng rãi cho uống nước thoải mái.Mà có lẽ ngày ấy vì là vùng giáp ranh người qua lại đông nên người dân trốn không giúp đỡ nỗi chăng?Hai anh em giở cơm nắm ra ăn với muối mè .Tôi cố tìm trạm dừng chân là căn hầm nổi ngày xưa chúng tôi  trú lại , chờ các bạn từ Điện Bàn lên nhập đoàn ra Bắc  mà không  ai chỉ ra địa điểm.Nhớ những đêm chờ đợi ấy ,mấy đứa chúng tôi nằm trên võng khóc ri ri cho đến khi mệt ngủ lúc nào chẳng hay.Nhớ nhà quá ,tôi rủ cậu em họ mang ba lô chạy về nhà.Hồi ấy còn nhỏ nhưng đã ý thức sự vô kỹ luật rồi nên phải lặng lẽ theo ngõ bờ sông lên nhà lối cửa  sau.

   Lúc ấy nhà tôi các chú bô đội trinh sát E53 đang trú nên vui như hội.Thấy tôi phân vân việc đi ở,có chú phỉnh:”Cháu lên núi là có xe ô tô đón,rồi mắc võng trên xe ngủ một giấc là tới miền Bắc.Lâu lâu nhớ mẹ ,lại lên xe chạy về”.Chú này tên là Tráng quê ở Hà Nam Ninh rất hoạt ngôn ,hay cõng tôi trên lưng miệng rao ”Có tiền mà để làm chi ,không mua kẹo kéo Bắc Kỳ mà ăn?”.Chiều đi tắm sông,mấy đứa cùng xóm  xầm xì,ngu ngu ,có tiêu chuẩn đi mà trốn về.Nhột quá,sáng hôm sau tôi qua rủ chú em lên lại trạm từ rất sớm.Sau đó  khi lên trạm đường dây giải phóng ,gặp lại cô ruột tôi và một  tổ của E53  xuống núi, mặc dù rất nhớ mẹ nhưng tôi dứt khoát không quay về.

   Chúng tôi tiếp tục băng qua những đồi sim lúp xúp và nhặt ăn từng trái chà là  no tròn trên những nhánh nặng lè do người đi rừng chặt mang dồn lại.Qua những bãi cỏ tranh và bói cao là chúng tôi bước vào rừng.Đường đi nhỏ hẹp lại,có những dấu chân mòn sâu xuống ở các bậc bước lên trông rất ngộ.Đã có biết bao bước chân qua đây nhưng bây giờ đã vắng lặng hẵn,chỉ còn lác đác người đi rừng kiếm củi.Qua các khe nước nhỏ là đến khu rừng thưa với nhiều cây dầu rái lá to.Mải miết đi ,thỉnh thoảng gặp người đi rừng , chúng tôi lại hỏi về hang đá khe Hoa.Tôi chỉ nhớ mang máng,nơi đây là kho gạo mà  tôi đã từng gùi gạo đảm phụ lên cho giải phóng.Ở chỗ này có hang đá rộng là trạm giao liên đầu tiên mà chúng tôi ở lại .Đêm  treo võng  trong hang lạnh làm cả bọn loay hoay  không ngủ được ,đứa khóc đứa dỗ ì xèo.Thế mà sáng ra cả bọn lại tươi tỉnh lên đường.

   Tưởng gần nhưng do đi vô định như vậy nên  chúng tôi bắt đầu nản.Rừng càng vào sâu càng vắng ,thi thoảng gặp vài người đi rừng .Càng về chiều gió rừng thổi lao xao càng thêm lạnh.Tiếng chim kêu ,ẩm hưởng rừng vọng lại càng tỉnh mịch.Chúng tôi bắt đầu thấy sợ nên dừng lại bên một con suối cạn.Chúng tôi lui cui dựng lều ,nấu cơm ăn.Trời ập tối rất nhanh và chúng tôi cũng chui vào màn.Do đi cả ngày mệt nên chúng tôi lăn ra ngủ.Sáng hôm sau nghe tiếng ồn ào của dân đi rừng dừng bên suối đánh răng rửa mặt nên chúng tôi dậy.Mọi người tròn xoe mắt khi thấy chúng tôi ngủ trên doi cát dưới lòng suối.Hoá ra chúng tôi không biết ngủ dưới ấy nhỡ gặp lúc lũ ống về cuốn trôi đi như chơi.Dân đi rừng chuyên nghiệp thường chọn chỗ ngủ cao ráo chớ đâu tài tử như bọn tôi.

    Loay hoay mang lưỡi câu tay ra câu cá bên các hốc đá tới trưa chẳng được gì, ăn cơm xong là chúng tôi dọn về.Đến nhà tôi thì vừa lên đèn.Trong bữa cơm,nghe chuyện chúng tôi về thăm rừng ,cậu tôi cười :” Lâu lâu cũng có mấy ông mò về rủ tôi dẫn lên  thăm rừng cho đỡ nhớ đó.”

    Hôm sau nữa tôi đưa  TGTB xuống bến đò để  về nhà.Kêu đò mãi không được ,thế là TGTB nhảy đại lên một chiếc ghe nhỏ dùng tay bơi qua sông.Tôi nhớ mãi bắp chân chắc nịch của hắn ,xăng xái lội ra sông bước lên ghe bắn nước tung toé.

   Lâu lâu nhìn cảnh Trường Sơn trên phim ,tôi lại nhớ về những kỹ niệm một thời  niên thiếu không thể quên.

HHP
 

9 nhận xét:

  1. Chúc mừng nhà mới nha HHP . Bài này mang sang siêu thị đi ha .

    Trả lờiXóa
  2. @N.H.Quế:Cám ơn N.H ,đừng có giận hờn vu vơ nghe! N.H thấy được cứ tự nhiên vì bên ấy cũng là nhà của HHP mà.

    Trả lờiXóa
  3. Quá khứ hòa hiện tai , đan xen nhau . Cách kể chuyện này hấp dẫn đấy .

    Trả lờiXóa
  4. @K6LS:Vì có người nói nghĩ về quá khứ nhiều là biểu hiện của tuổi già nên đệ phải mềm hoá vậy cho dễ nghe.

    Trả lờiXóa

  5. hongloan

    18:16 27 thg 7 2012

    May mà hồi đó nhớ mẹ không đi ra Bắc thì..bây giờ lại phải "hòa giải" hay "hòa hợp" gi gì đó!
    Đọc cái đoạn HHP lội bộ ra Bắc sao HL thấy giống cảnh Ba HL kể thời chống Pháp Ổng cũng đi bộ 3 tháng ròng ra tham gia trận Điện Biên Phủ. Rồi má mới đi tập kết ra sau.
    Kỉ niệm của P viết thành truyện hay lắm đó. Sau này làm tuyển tập đi!

    --Ừ biết đâu đấy.Hồi ấy điều quân ra đánh ĐBP phải nói giỏi thật của tầm nhìn quân sự chiến lược nhỉ.Mà thời Ba HL đi chắc vất vả hơn ,dĩ nhiên ít ác liệt bằng.
    Cám ơn HL khuyến khich.

    Dat

    17:51 27 thg 7 2012

    Tôi là kẻ hậu sinh, năm ấy mới học xong lớp 8. Nhớ lại thời đó cũng có nhiều kỷ niệm. Chỗ tôi học tuy là vùng đồng bằng nhưng cũng có nhiều rừng. Thú rừng thỉnh thoảng đi lạc vào xóm không phải là chuyện hiếm. Bây giờ thay đổi quá, không còn bóng dáng một vạt rừng nào cả. Không biết rừng Trường Sơn của anh ngày ấy so với bây giờ thế nào.

    -->Chắc chỉ còn trong hoài niệm là nhiều thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Như thị

    21:01 29 thg 7 2012

    Cùng chung một tổ quốc, mà có lúc niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người kia.
    Quá trình tuổi nhỏ của mình quá khác biệt với bạn, nên chẳng biết chia sẻ mần răng?
    Cũng đọc chăm chú bài của bạn, nhưng sao tìm hoài không thấy chỗ nào giống mình?
    Chỉ thấy thương quá cho những vất vả mà bạn phải chịu vào thời điểm đó.
    Và thấy mình quá nhiều may mắn, mà cứ hoài than van.
    Xấu hổ quá đi!

    -->Có ai chọn được nơi sinh ra,HHP nghe có ai nói vậy.Biết hưởng những điều mình có một cách hiệu quả nhưng biết chấp nhận hoàn cảnh không may và dám ...

    Ong rừng

    08:59 31 thg 7 2012
    Ong thì ngoài Bắc này , năm 75 thì mới đang học cấp 2 , sống cuộc sống thời bao cấp - cha mẹ vất vả , trẻ con khổ quá nên hiếm tiếng cười.
    -->Xin lỗi OR nghe,vì hôm nay mới đọc xuống các còm cũ.Phía này phía kia rồi sẽ vào dĩ vãng ,chỉ có bản chất tôt đẹp của con người với con người mới quan trọng.Chúng ta cứ chia sẻ sẽ nhẹ lòng hơn.






    Trả lờiXóa
  7. hongloan

    22:58 31 thg 7 2012

    Trường sơn đông nắng tây mưa
    Ai chưa đên đó như chưa biết mình!
    HHP biết mình hơn nhiều người rồi đó!

    -->Lâu lâu hay khè vợ và con nhưng chẳng ai xi nhê hết.

    hongloan

    18:13 1 thg 8 2012

    Với vợ con thì không được tính đếm bao giờ. Nhưng họ tự hào ngầm đó
    -->À ra thế.






    Trả lờiXóa

  8. sato

    14:21 31 thg 7 2012
    Cuộc đời là một hành trình....

    -->... thật sự là vất vả mà ta không thể chối từ.
    nhamaybeo

    10:03 31 thg 7 2012
    chia sẻ cùng bạn

    THOMOC

    23:24 30 thg 7 2012
    Có những quãng đời niên thiếu nên thơ... và cũng có những quãng đời niên thiếu đau khổ khi ta ...ngậm ngùi ....

    -->Đúng vậy bác à , khó có thể quên được ,vậy là được rồi.









    Trả lờiXóa

  9. KIM THANH

    19:38 3 thg 8 2012
    HHP làm KT nhớ lại những ngày còn trong chiến khu quá.
    Năm 1970, trong đợt càn Đông Dương, KT cũng có lần lội rừng về thăm căn cứ cũ, nhưng chỉ đi 1 mình.
    Về tới nơi thấy căn cứ bị B52 dập tả tơi. Kỳ đà thấy người bỏ chạy vào rừng, chim kêu xao xác, trên mặt đất còn vương lại những bao gạo xấy của quân biệt kích. Lúc đó mới chợt sợ, biết đâu mình lại bị chúng tóm...

    -->B 52 rải thảm thì ghê gớm lắm.Chiến tranh thật khó quên với mỗi người.

    Tư Cận

    07:56 3 thg 8 2012

    Một thời gian nan, một thời hào hùng.
    Ngày mới vui vẻ nhé bạn!

    -->Chắc bạn cùng độ tuổi với mình vì hối 65-68 Mỹ vào nên nghỉ học .Thời ấy tuổi thơ chúng ta khổ quá,chiến tranh mà.Chúc bạn vui với công việc khảo cứu văn hóa Chăm.
    TÂY NGUYÊN XANH

    19:19 1 thg 8 2012

    Một thời đáng nhớ đồng chí nhỉ

    -->Vâng,chào đồng chí nớ có vui cái bụng không?
    =>cóa!

    Bạch Dương

    17:15 1 thg 8 2012
    Mọi kỷ niệm đều đẹp và đáng trân trọng lắm anh ạ ! Chúc anh sức khỏe, thành công trên mọi nẻo đường đời nhé !

    --.Cám ơn lời chúc của BD.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]