Lần đầu tiên tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô Bình Bác sĩ điều trị cho mình hồi lớp 3 ở Quảng Ninh lúc gặp người từ quê ra nói giọng khác thường ngày.Tôi nghi ngờ tai mình nên hay lò dò xuống nhà cô để nghe lại có đúng không nhưng cô vẫn nói như thường ngày lại càng phân vân tợn.
Tuy nhiên dù có cố thay giọng ,thi thoảng vẫn lộ ra những từ gốc không lẫn vào đâu được.Có câu chế người Quảng nam vô Sài gòn làm ăn chưa lâu về lại quê bày đặt đổi giọng:"Ở trỏng cái gì cũng mét (đắt) chỉ có gộ (gạo)là zẻ thôi à !".Tôi có anh bạn di ứng với chuyện đổi giong ,hể thấy bạn bè có ý nói khác giọng cha sinh mẹ đẻ là anh ta hấm hứ ,thẳng băng... bày đặt.Nhiều lúc ngồi giữa quán hay sân bay ở đất Sài thành mà anh cứ rổn rảng giọng Quảng đặc sệt ,lắng nghe thấy áy náy làm sao ,bảo nói đủ nghe thôi ,ông ơi !Ảnh cười vô tư,bỏ làm chi mi ,tiếng mình mình cứ núa (nói)cho đã miệng , uốn éo mệt lắm.
Còn người vùng này bắt chước giọng vùng khác để trêu đùa ,người ta gọi là pha giọng .Trước đây người ta cấm kỵ điều này vì cho"chửi cha không bằng pha tiếng".Nhiều trường hợp bị ăn đòn khi ở tập thể mà trêu chọc như vậy.Qua cuộc chiến tranh chống ngoại xâm gần đây và nhất là sau khi thống nhất đất nước đã xáo xào cả nước lên,người dân các vùng miền tiếp xúc với nhau nhiều hơn nên chấp nhận có sự khác biệt tiếng địa phương .Việc đùa giỡn hoặc sân khấu hóa tiếng địa phương không còn là vấn đề bức xúc .Người các vùng miền cởi mở và chẳng còn phải che dấu nguồn gốc xuất xứ,nơi quê kiểng sinh ra mình.
2. Quảng Nam là trạm dừng chân khổng lồ ,sôi động trên con đường Nam Tiến của cha ông ta từ đầu thế kỷ XV.Tiếng Quảng ra đời trong sự giao thoa hăm hở ấy.Nó vừa có sự quả quyết của người dứt áo ra đi tìm đất mới vừa giữ được tính chân chất thật thà, pha chút bở ngỡ của người xuất thân từ rơm rạ.Có một giả thiết cho rằng do những chiến binh vùng Thanh Nghệ Tĩnh cắm rể nơi đây ,kết duyên với các cô gái Chăm vùng đất mới nên những đứa con ra đời sáng tạo ra giọng nói pha trộn ấy.
Có lẽ vốn tính cương trực ,không chấp nhận bị đè nén nên nhiều người Quảng bỏ xứ ra đi tìm đât mới làm ăn khi mâu thuẫn với đám cường hào tại địa phương.
Không ít lần tại đảo Phú Quí hay tận vùng biển Kiên Giang xa xôi,tôi bất ngờ thấy quán "Mì Quảng".Ghé vào nghe giọng Quảng đon đả ,lòng vui như gặp lại người thân.
Năm 1998 đang lơ ngơ cùng mấy anh em trong đoàn Hội chợ đi dạo giữa Brussels ,tôi gặp hai chàng trai Việt kiều bắt chuyện.Khác với người bạn giọng Bắc không mấy thiện cảm chúng tôi,chàng trai Quảng nhận đồng hương xáp vô nói chuyện liên hồi với tôi.Anh ta vượt biên sau giải phóng,chút xíu nữa bỏ mạng trên biển.Trước khi chia tay,anh ta còn ghé tai tôi dặn nhỏ ,đừng mặc comple thắt cravat trịnh trọng quá ,gặp mấy người quá khích nhận ra ngay thì phiền.
Người Quảng ở Sài gòn thì khá đông và nổi tiếng ở làng dệt Tân Bình . Nhiều người học rồi ở lại hoặc "đất lành chim đậu " mà lập nghiệp thành đạt nơi đây.Khi gặp đồng hương,họ rất chân thành thủ thỉ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn nơi xứ lạ nhưng ta phải tự vươn lên vì "giúp ngặt chứ không giúp nghèo".Khác với một số vùng hay kéo bè kết cánh ,bao che nhau dù sai;người Quảng thẳng tính không chấp nhận vậy.Họ rất nghiêm túc trung thực ,tận tụy với công việc nên được chủ rất tín nhiệm trong việc giao nhiệm vụ và thăng tiến nhanh.
3.Chủ nhật lăng quăng vào hiệu sách và tình cờ mua được đĩa các bài bolero hát giọng Quảng của ca sĩ Ánh Tuyết ,chủ phòng trà ATB.Về mở nghe cả buổi sáng ,thấy vui vui rồi nhớ tình quê mà rưng rưng.Giọng Quảng được hát nghe ra nổi niềm chân chất ,mộc mạc của một cô gái quê đầy tình chung thủy hy sinh mà thương thương...
Mới điện thoại cho anh bạn ,kê máy vào để nghe bài Đừng nói xa nhau.Anh trầm trồ ,đứa mô hác hay oác rứa mi.Nghe tiếng chu choa,rồi bật lên,phẻi giọng Ánh Tiếc không moà quen rứa ?
Thì ai nữa ,chính hén !!
Ngựa bóc tem hén cái đã! Nhâm nhi sau...
Trả lờiXóaNhư vậy là chưa có mỏi chân đâu nghe chị !
XóaTiếng địa phương nào cũng có những giá trị và hay riêng anh ạ, miễn là ta yêu quê hương ta phải không anh?
Trả lờiXóaAnh cũng nghĩ vậy,dù có hồi ghi âm xong mở ra nghe giọng mình cũng lạ ! Nhưng không sao ,mọi người hiểu và tin được là OK rồi !
XóaUi chu choa, nghe đã quá!
Trả lờiXóaLâu lâu mới có người PR quê mình, còn hơn được VTV ngợi ca đó anh Hai ơi! :b)
Mời :O)
Xóarất tuyệt
XóaĐọc bài viết của anh em thấy yêu quý hơn tiếng địa phương mình! Em đã từng buồn lắm khi sống ở Nam Trung bộ mà vẫn rặt giọng "Bắc"... Hồi những năm 1985, 1986... em vẫn bị bạn bè và những người xung quanh trêu chọc gọi là "dân Bắc cầy"... Tức lắm anh Cả ạ.
Trả lờiXóaGiờ chắc hết rồi ,em ạ ! Ta phải cảm ơn các cuộc di dân vĩ đại của dân tộc mình.
XóaHén đang nhớ Guẩng Nôm rồi
Trả lờiXóaSáng ra thấy trời quang gió lành lạnh là bắt đầu nhớ Tết về quê rùi !
XóaĐọc thấy vui cho một ngày mới. Nhớ lần gặp anh và cụm từ anh hay dùng "người Trung mình". :)
Trả lờiXóaChào em ,thì phải tự tin về mình mới tin người khác được em ạ !
XóaNô nghĩ giọng miền Trung là do dân Bắc lai người Chăm. Giọng Nam Bộ là do dân Trung lai Khơme. Cũng khổ những người xa xứ, lai giọng là chuyện tự nhiên, không do cố ý: Nô có người bạn, ở NT thì ai cũng coi bạn là người Huế, nhưng về Huế, bạn bè cũ phê ngay: Mi mà Huệ chi mi! Rứa đó!
Trả lờiXóaHồi mới zô ,mình nói phải có người ...dịch lại .Bây giờ thì đỡ hơn ,chắc mọi người nghe quen tai rồi ...he he...:))
XóaSự lai giọng cũng do có người vì mặc cảm quê kiểng.Nhưng phần lớn do muốn người đối thoại dễ nghe hơn.Em từ Huế vào miền Tây Nam Bộ năm 1977,nếu giữ nguyên giọng địa phương,dù nói chậm vẫn gây khó khăn cho người nghe....Và không chủ ý với thời gian quá trình tiệm tiến vẫn diễn ra.Bà xã em người gốc Huế,ở Nam lâu nghe người Huế mới vào nói chuyện còn lắc đầu....
Trả lờiXóaCũng là một sự hội nhập có chọn lọc ,Q â ! Nhớ có lần (năm 1989 học thêm ở SG),bọn mình chiều nào cũng ra quán kem ở ngã tư PN vì cô chủ quán đân Bắc di cư nói giọng lai Nam hay chết mê luôn!
XóaTrả
Nếu rời xứ Quảng đi đâu đó thì chuyện đổi giọng cho dễ nghe hơn là chuyện cần thiết. Anh cũng nói giọng pha Nam nhiều còn gì! :D
Trả lờiXóaTrên blog này, em quen đến hơn nửa là các bạn người Quảng, chứng tỏ đất Quảng là mảnh đất sinh ra lắm văn chương, anh nhỉ!
Cám ơn em chia sẻ! Có lẽ người Quảng dấu trong sự thô mộc của mình nhiều tắc ẩn,em ạ !
XóaHihi...
Trả lờiXóaNóa cái ni đừng buồn nha en!
Dân Quảng giỏi cực kỳ! Chuyên gia "dành dân lấn đất"! Ngay trên cái đất "mạng mẻo" này đây, phần lớn danh tài tàn là dân Quảng!
Như thị có ông bạn không những "dành dân" mà còn "lấn đất" nữa đó! "lấn đất" là từ Quảng vào Nha Trang ròi còn "dành dân" là lấy vợ Nha Trang!
Hổng tin anh Phương hỏi cụ Nô đi! Hehe...
Mấy từ này hồi trước VC hay dùng ,giờ lai rùi xài luôn ,hả NT?
XóaTiếng ở vùng miền nào cũng có cái hay của nó , bởi nó truyền tải hơi thở và ý nghĩa cuộc sống của vùng miền ấy . Dân mình ngày xưa thường ít ra khỏi lũy tre làng nên cứ thấy lạ , nghe lạ ... là ngại , là sợ . Rồi khi sống tập trung với nhau thành từng đơn vị nhỏ thì thường ganh nhau . Ví như cảm thấy mình kém nên sinh ra kỳ thị ... Lúc này văn hóa cộng đồng chưa cao . Bây giờ thì cũng khá hơn nhiều nhưng ở cộng đồng hải ngoại thì nguyễn y vân . Dân Bắc kỳ gọi dân Trung kỳ và Nam kỳ là Trung kỳ chó và Nam kỳ chó . Dân Trung kỳ và Nam kỳ cũng gọi dân Bắc kỳ là Bắc kỳ chó ... Nói chung cùng là chó cả và họ khó hòa nhập với nhau thành một khối . Và như thế thì khác gì cầm súng tự bắn vào chân mình .
Trả lờiXóaEm thấy ở trong nước tốt hơn lên,ít còn gọi Bắc kỳ-Trung kỳ -Nam kỳ ,anh ạ !
XóaCám ơn em đồng cảm,như vậy Hợp chủng quốc Tây Nguyên của em sẽ tiến bộ hơn đấy !
Trả lờiXóaEm thấy ở đâu cũng vậy, mổi vùng miền có giọng nói khác nhau, Tây, Ta ,Tàu gì cũng chịu chung hết, sang thăm anh, chúc anh mùa noel an lành.
Trả lờiXóaBắt đầu thấy nôn nao rồi dù lớn tuổi và không theo đạo,Mẫn nhỉ?
XóaTớ cũng Quảng...nhưng kg biết có là đồng hương của bạn không?
Trả lờiXóaChắc đồng hương vì Đạo thừa tuyên Quảng Nam hôi trước gồm cả :Quảng Nam,Quảng ngãi,Bình định và thành phố Đà Nẵng bây giờ...he he.
XóaEm không biết ở nói khác thì thế nào, chứ SG này thì...giọng gì cũng có và cá nhân em, bạn vùng nào, nói giọng gì, đều...như nhau hết, miễn chơi được là chơi thui.
Trả lờiXóaSao mà xoay qua xoay lại, em gặp toàn gặp ...bà con đồng hương xứ Quảng với anh trên blog này quá chừng lun nè ?!
Thì cũng Nam tiến hết đó em!:))
XóaBài viết rất thú vị Bạn ạ. Mỗi vùng đều có nét ngôn ngữ riêng của mình, và đã được " Hoàn cầu hóa" Bạn ạ.
Trả lờiXóaCám ơn bạn chia sẻ !
XóaCái com của em đâu mất tiêu rồi anh?
Trả lờiXóaSao dzậy,anh kiểm tra spam cũng ko thấy ?
XóaRõ ràng em com là "em cũng bị lai giọng rồi" mà.hic
Xóa"Đặc bừa ni" của anh thiệt thú dzị, HN nhớ cái vụ thằng SV ở trọ chậm trả tiền thuê nhà, bà chủ cũng đồng hương QN, khi nó phân bua chưa có tiền trả: "con kẹt đó bác à", bà này chưỡi ngay: "Đến tháng không trả tiền mà còn HỖN hả mày?" . Anh HHP nghe " bừa lâu đừa tình ứa" hát giọng Quảng chưa?
Trả lờiXóaCuối năm thư giản chút ,cũng vui anh nhỉ?
Xóa