Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

127.ĐÂU NHẤT THIẾT PHẢI " JE SUIS CHARLIE" ?

Tại sao tớ phải như thế ?
   1.Trước ngày 7/1 nhiều người không biết gì về tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở nước Pháp , cho đến khi khủng bố dùng súng tấn công vào tòa soạn, giết chết 12 người, trong đó có tổng biên tập cùng nhiều họa sĩ nòng cốt của tờ báo.
  Charlie Hebdo ra đời hơn 40 năm trước, phát hành 60 nghìn bản mỗi kỳ,chỉ là tờ báo nhỏ nhưng nó vẫn gây được chú ý vì đã  “chọc ghẹo” đủ mọi giai tầng, đủ mọi tôn giáo, đủ mọi chính trị gia nhân danh "tự do ngôn luận" và nói thật là các tôn giáo bị “lên tầm ngắm” nhiều nhất. 
   Charlie Hebdo  chống lại mọi áp đặt  , theo lý tưởng công hòa trên 226 năm của người Pháp về tinh thần phản biện , về tự do suy nghĩ ,tự do ngôn luận... Chính truyền thống đó đã gâynhiều trắc trở cho Pháp và họ phải trả giá cho lý tưởng của mình.
Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế ;hay nói cách khác là  tự do biểu  đạt hoặc tự do thể hiện  bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. 
  Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19  Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền  và Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị .Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét .
  Chính vì tính hài  hước trong quyền tự do phát biểu tư tưởng, tự do ngôn luận mà vụ thảm sát tại tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo đã làm nổi lên làn sóng phản đối những phần tử cực đoan Hồi giáo đã nổ súng giết các nhà báo.
  Từ sự kiện đau buồn đó, khẩu hiệu Je suis Charlie – Tôi là Charlie – đã nhanh chóng trở thành tuyên ngôn về tự do ngôn luận, tự do báo chí để nhiều người dùng nó nói lên sự trân quí các quyền tự do căn bản mà kẻ khủng bố đã dùng bạo lực để chà đạp lên.
  Hàng triệu người ở Paris cùng nhiều nơi trên thế giới đã  tuần hành và đồng thanh lên tiếng “Je suis Charlie” trong thời gian vừa qua. Charlie Hebdo số phát hành ngày 14/1 tại toà soạn mượn tạm với những nhân viên còn lại một cách kiên cường ,  vẫn giữ những nét tếu táo, với ba triệu bản (có thông tin 5 triệu bản ?) đã bán hết trong vài giờ. Người dân Pháp giàu xúc cảm ,biểu thị mạnh mẽ sự không chịu khuất phục trước bạo lực để bảo vệ ý chí tự do ngôn luận của mình !
  
   2.Giới họa sĩ các nước dân chủ đã vẽ những biếm họa chính trị, chọc quê giới lãnh đạo, đụng chạm đến  cả tôn giáo Đó là chưa kể những tác phẩm văn học ,điện ảnh đề cập đến lĩnh vực tôn giáo với cái nhìn đời thường ,đôi khi trần tục .Trước những sự kiện đó, các giáo hội lên tiếng phản đối ,có thể kiện ra tòa đòi thu hồi tác phẩm nhưng  không có hành động bạo lực đối với tác giả hay cấm cản những người khác sử dụng.
 Trước năm 1975 ở miền Nam có những họa sĩ biếm họa Ơt ,Tuýt, Hĩm. Đặc biệt có Choé  với những bức tranh châm biếm lãnh đạo từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đến các tướng tá;rồi cả  Tổng thống Nixon, Ngoại trưởng Henry Kissinger, Cố vấn Lê Đức Thọ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng bị đưa vào những bức biếm họa…Nhìn những bức họa với những nét bút kim đặc tả sắc mạnh ,đầy trí tuệ ; ta thấy nó vượt lên trên một đẳng cấp so với phần lớn bức vẽ gọi là tranh vui hoặc đả kích có tính minh họa với nhiều nét tù như kiểu nói vòng vòng của báo chí miền Bắc trong cùng thời điểm này.
  Ở Việt Nam ngày nay nhiều báo cũng có biếm họa. Ngoài ra còn có Thư Giãn, Tuổi Trẻ Cười là những tờ báo trào phúng, nội dung nêu lên được ít nhiều bức xúc hay những tiêu cực của xã hội, nhưng không thể công khai đem lãnh đạo ra giễu cợt.Chương trình Táo quân của VTV đã dùng tiếng cười để chỉ trích đến hàng ngũ cấp cao của nhà nước Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản nói chung  và dưới chế độ hiện tại ở VN , phê bình hay trêu chọc lãnh đạo trong bài viết, qua văn chương hay nét vẽ thì không tránh khỏi bị kiểm duyệt hay sẽ phải đối mặt với án tù
  Trong nếp sống ở các nước dân chủ , người dân xem chuyện đem châm chọc lãnh đạo là bình thường. Có khi chỉ vài nét biếm họa cũng là lời nhắc nhở giới cầm quyền quan tâm  đến chính sách của mình để phù hợp với nguyện vọng của người dân. Vì là sống trong xã hội tự do dân chủ nên những họa sĩ không ai bị làm khó dễ, bị đe doạ hay bị giam tù.
  Thấy đoàn người biểu tình rầm rộ ,có nguyên thủ của 40 quốc gia tham dự ; ta thêm một trải nghiệm thú vị về ý tưởng tự do không phải chỉ nói bằng lời ở các nước dân chủ mà nó được bảo vệ bằng cả máu nữa.
  Tự trong thâm tâm ,ta vẫn phân vân rằng các nước Âu châu có phản ứng thái quá về cảm xúc  khi đẩy vấn đề lên ở cấp độ cao như vậy không ? Có cần thiết phải trương  khẩu hiệu “ Je suis Charlie” trên từng chỗ ngồi tại cơ quan lập pháp của Châu Âu  tại Brussel hay không ?
  Trong bài "Một công thức triết lý hài hòa " , tôi đã phân tích quan điểm của Lâm Ngữ Đường về tâm lý người Pháp như sau : "Ngược lại người Anh là người Pháp với T2L(thực tế điểm 2 ,lý tưởng điểm 3 )nghiêng về ảo tưởng môt chút.Người Pháp cũng cách mạng tư sản ì xèo nhưng với bản tính hài hước và nghệ sĩ H3C3 (hài hước điểm 3 ,cảm tính điểm 3)nên họ cũng mau bỏ cuộc để ra ngồi nhâm nhi ở quán cà phê trên Đại lộ Champ-Élysées. Người Pháp thân thiện cởi mở ,hay tám và các chính khách cũng dám show cả đời tư của mình ra cho bàn dân thiên hạ nghía. Họ cũng đơn giản với thực tế nên dung nạp vô tư dân nhập cư châu Phi quậy trên đường phố,tàu điện ...thấy mà thất kinh."
 Trân trọng ý tưởng tự do quyết liệt của người Pháp ,xúc động với những mất mát đau thương của gia đình những người bị hại ,lên án sự tàn bạo của những kẻ khủng bố nhưng ta cũng đồng tình với lời nói của Giáo hoàng Franxis : “Anh không thể khiêu khích. Anh không thể xúc phạm lòng tin của người khác. Anh không thể đem lòng tin của người khác ra làm trò cười. Phải có giới hạn” và “Tự do ngôn luận là một quyền và trách nhiệm cần được thể hiện mà không có sự xúc phạm” .Ông cũng hóm hĩnh khi giơ nắm đấm lên ,nếu ai nói xấu cha mẹ bạn sẽ lãnh món quà ấy phải không ? Chính sự gân gũi,trí  tuệ và nhạy cảm của ông đã làm giảm đi sự căng thẳng giữa các cuộc biểu tình vì sự kiện này đang sôi sục trên thế giới .Từ đó có thể khảng khái nói rằng , ta có thể nhắc nhở điều chỉnh nhưng không thể chể giễu hoặc từ bỏ cha mẹ mình vì sự quê mùa của họ  được !
  Không thể cho rằng các nước Bắc Phi và một số nước có đạo Hồi  không đủ trình độ hiểu tự do ngôn luận  là gì để nước Pháp phải rao giảng được.Hãy thực tế như người Mỹ ,dám lẳng lặng từ chối tham gia tuần hành ở Paris vì họ không dại gì chọc vào ổ kiến lửa của đám khủng bố cực đoan mà họ đã từng nếm trải cay đắng ngày 11/9 năm nào ! Dân gian ta có câu “ở đâu cũng có anh hùng ,ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên “ , nói vậy không phải sợ chúng nhưng cũng đừng chấp những kẻ không còn tỉnh táo ấy làm gì .
 Người Pháp một lần nữa phất cao ngọn cờ tự do ngôn luận vượt qua Đại lộ Champ- Élysées , liệu có trở thành một trào lưu mới cho thế giới không nhưng tờ báo Charlie Hebdo câu view số tới lên  7 triệu bản và tỷ lê ủng hộ  của Tổng thống Pháp đã tăng từ 21% lên 40%  !

  3.Lịch sử nhân loại ghi nhận ,trong các cuộc chiến tranh như thực dân ,dân tộc ,ý thực hệ …thì chiến tranh tôn giáo là lâu dài,khủng khiếp và tàn bạo nhất.
  Khoảng thế kỷ 7, những người đứng đầu đạo Hồi tiến hành các cuộc trường chinh xâm chiếm các vùng đất mới. Từ năm 660 đến năm 976 , các giáo sĩ Hồi giáo xua kỵ binh của mình   chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi,Thổ nhĩ Kỳ;lan ra tới Tây Ban Nha  rồi thọc sâu vào đến tận lãnh thổ Pháp ; đảo Sicilia và miền nam Ý . Lúc này, những đoàn hành hương của tín đồ Ki tô giáo về các miền Đất Thánh mà trong đó Palesine là nơi thiêng liêng nhất bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 4 và đến thế kỷ 11 .Trước nguy cơ người Hồi giáo tràn sang chiếm hết châu Âu , Giáo hoàng  kêu gọi và  các vị vua  các nước Tây Âu  hưởng ứng rầm rộ; tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Ki tô  giáo với vùng Đất Thánh. Quân thập tự đến từ khắp Tây Âu, đã gây nên hơn 10 cuộc thánh chiến đẫm máu liên tục từ năm 1095 đến 1291.
 Vậy nên làn sống biểu tình ở Châu Âu hiện tại chống lại hành động khủng bố của bọn cực đoan Hồi giáo làm người ta lo ngại có thật sự là đòi hỏi tự do ngôn luận hay là lòng trắc ẩn dư âm của các cuộc Thánh chiến xa xưa ?
  Tham gia đoàn biểu tình có  một số người theo đạo Hồi đã  phát biểu: “ Chúng tôi không phải Charlie, vì Charlie đã trào lộng đạo Hồi, nhưng tôi đi tuần hành cùng các bạn vì tôi bảo vệ tự do báo chí, tự do ngôn luận.Chúng tôi yêu hòa bình , phản đối dùng bạo lực  khủng bố dã man  nhân danh Thánh Allad vĩ đại và bảo vệ tự do tín ngưỡng,chống phân biệt chủng  tộc ” .Nhiều cuộc tuần hành nổ ra ở một số nước Hồi giáo với phản khẩu hiệu “ Je suis Muslim” đã đẩy cuộc  tranh cãi về tự do ngôn luận ngày càng phức tạp trên thế giới.
  Một chuyên gia chống khủng bố  đã chỉ trích mạnh mẽ cách tiếp cận của phương Tây với các nền văn hóa khác: “Sự tự hào và kiêu ngạo không phù hợp với thực tế khách quan là chúng ta đang sống trong một xã hội đa văn hóa”.
  Một cuộc chiến tranh bất cân xứng ,vô cùng phức tạp đã được những kẻ khủng bố chuyển vào trong lòng Châu Âu.Gần cả 1000   nhân vật cực đoan từng tham chiến  bảo vệ Nhà nước Hồi giáo ở Syria đã phân tán đến  trung tâm các nước Tây Âu.Họ được huấn luyện thuần thục tác chiến,có thể tiếp cận các vũ khi hiện đại gây sát thương lớn,mức độ tàn bạo  ngày càng lạnh lùng hơn.
 Các cuộc khủng bố gần đây tại Đức ,Bỉ…càng tạo ra sự lo lắng trong dân chúng và một  Châu Âu không bình yên đêm ngày hiển hiện ngày càng rõ nét .Lực lượng cảnh sát ,đặc nhiệm ,an ninh nội địa và cả quân đội với số lượng khổng lồ đã huy động vào công cuộc chống khủng bố nhưng hiệu quả mang lại sẽ không tương xứng với nguồn tài chính bỏ ra. Với sự suy thoái kinh tế đang diễn ra  thì cuốc chiến chống lại bọn khủng bố mai phục này quả là một đòn trí mạng giáng xuống cộng đồng Châu Âu đang già cỗi và bị phân hóa hiện nay.
  Công đồng châu Âu cần làm mới lại mình với với một sự khiêm tốn ,đặt mình vào vị trí những người theo đạo Hồi chân chính ( kể cả các tôn giáo ,văn hóa khác ) may ra mới sớm chấm dứt sự chia rẽ nội bộ , nhằm dành nguồn lực cho cuộc chống khủng bố có hiệu qủa hơn !

   Đọc thêm :Tự do và cực đoan.

11 nhận xét:

  1. Rất tán thành những nhận định của HHP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị chia sẻ.Một chiều cuối đông ấm áp nha chị ,trong này trời ấm lại rồi !:O)

      Xóa
  2. Không thể có và cũng không nên có tự do tuyệt đối. Đương nhiên càng không nên có khái niệm ngụy tạo dân chủ tập trung và tự do trong khuôn khổ...Cái gì cũng có gía để trả, nước Mỹ đã có trải ngiệm vụ 11.9

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với anh ,cái gì cũng có giới hạn phải dừng một cách hợp lý không bị áp đặt hay lợi dụng !

      Xóa
  3. Giáo cũng mạnh mẽ phản đối lợi dụng tự do ngôn luận để thể hiện lòng tự tôn và coi thường các dân tộc yếu kém hơn họ. Dân châu Âu vốn tự hào về sự tinh tế, lịch sự, văn minh, nhưng sự giễu cợt tôn giáo khác đã thể hiện rõ sự hẹp hòi trong cách nghĩ và tư tưởng ko muốn chấp nhận sự khác biệt. Đó ko còn là văn minh và họ đã lãnh chịu hậu quả tàn khốc khi gieo phải một nhân xấu! Hy vọng họ sẽ phải nhìn lại mình tốt hơn là tiếp tục lên án kẻ khác dù việc khủng bố tàn bạo luôn khiến người ta ghê sợ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần phải chấp nhận sự khác biệt văn hóa để chung sống hòa bình ,đó là thông điệp của LHQ nhưng dường như trong thực tế không như vậy !

      Xóa
  4. Thực ra nếu không nhìn thẵng và nhược điểm( nhận ra sự xấu,thiếu sót....) kể cả tôn gíao sẽ dể đến lạc đường, thoái hóa.Tự do ngôn luận nó như một chiếc gương ,một máy Xquang,siêu âm...
    Ví dụ : Đạo Phật Việt Nam những năm gần đây đang bị dần lạc đường!
    Những phần tử khũng bố thường là những cá nhân cuồng tín bị lợi dụng bởi một mục đích chính trị, quyền lực...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi tôn giáo có một cách đi riêng trong thế giới này vì thế họ mới tồn tại đến hôm nay ,dĩ nhiên cần phải đổi mới mình cho phù hợp với trào lưu mới.Biết đại khái vậy nên anh không phán xét về mỗi tôn giáo !

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]