100 NGÀY MẤT PHẠM DUY
1.Chương trính Tình khúc vượt thời gian tháng 4 được VTV9 phối hợp với JET studio tổ chức tại nhà hát Bến Thành ,được thông báo từ đợt trước và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng với chủ đề là TÌNH KHÚC PHẠM DUY để kỹ niệm 100 ngày mất của nhạc sĩ. Tôi trầm trồ với vợ,sự kiện này mà tổ chức bên rạp Hòa bình ,giá vé ngất ngưỡng 1-2 triệu ngay.
Thôi thế là chết em rồi ,hèn gì mà im lặng vậy , khác với không khí
lễ hội ồn ào trên 10.000 khán giả tại đên nhạc miễn phí của T.C.Sơn
nhân ngày mất của nhạc sĩ ở Phú Mỹ Hưng trước đó. Thật tiếc
một dịp tôt để bình dân hóa Phạm Duy cho khán giả và nâng cao uy tín
của nhà tổ chức một chương trinh có tên tuổi ! Có lẽ do bản quyền
chăng?
2. Tên cúng cơm của Phạm Duy là Cẩn.Người cha là nhà văn Phạm Duy Tốn cấp tiến bấy giờ mong muốn các con trai mình có những đức tính tốt như Phạm Duy tâm sự " Mà hay lắm nhé, bố tôi là Tốn, anh tôi là Khiêm, là Nhường, tôi là Cẩn. Người ta hay nói nghệ sĩ bừa bãi, nhưng tôi cẩn thận lắm. Ví như ngày xưa nghệ sĩ mình thường hay bắt chước, hay uống rượu, hút thuốc, ra ngoài thì nói "một tấc đến trời", còn tôi gần 90 tuổi rồi, nhưng không uống một giọt rượu, không hút một điếu thuốc nào".
Mang trong
mình giòng máu nổi loạn của cha và sự rộng rãi tốt bụng ,hoạt bát
trong buôn bán của mẹ;ông là cậu bé hiếu động, tính tình "văng mạng,
bất cần đời" nhưng dám chấp nhận nghịch cảnh,biết thương người và
rất ham mê dịch chuyển.
Sau khi tốt
nghiệp tiểu học và học được một năm trung học,do thái độ bất
phục tùng nên ông bị anh cả "thế phụ" đẩy vào học cấm
túc tại trường Kỹ Nghệ thực hành E.I.P để tập tành làm công
nhân và đấu tranh cũng như thấm thía nổi sầu cô quạnh.Bị đuổi khỏi
trường do vi phạm kỹ luật ,ông đã về sống với vú sữa ở Trạm Chôi
(Hà Tây) để "biết về đồng ruộng nhiều hơn học ở vỉa hè" lúc
tâm hồn còn trong trắng.Mới 17 tuổi ,ông đã sống tự lập xa gia đình
lên Moncay(móng cái) làm công nhân đốt than nhà máy điện,rồi sống đời
như anh trai lực điền tại vùng núi rừng Nhã Nam trong trang trại
của bố mẹ nuôi Tuần phủ Kiến an (Hải Phòng).Đang có cuộc
sống yên ổn của anh công nhân hoặc quản lý trại nhưng nghe rủ đi
xa thế là ông không đắn đo ,xách túi lên đường ngay.Lần này là bước
ngoặt lớn trong cuộc đời khi ông thay tên (chỉ còn Phạm Duy),bất
chấp sự miệt thị của xã hội về nghiệp "xướng ca vô
loài" để theo gánh hát CHARLER MIỀU-ĐỨC HUY rong ruổi khắp
đất nước trong hai năm trời.Đây là giai đoạn quan trọng để ông tự học
thêm các làn điệu dân ca các miền,tự rèn luyện trong biểu diễn và
sáng tác âm nhạc.Với sự hào hoa của chàng trai Hà nội đa tài đa
tình, hoạt bát giao du rộng; ông đã tiếp xúc với đủ mọi tầng lớp
trong xã hội và trưởng thành về mọi mặt .Là người đầu tiên trình
diễn và phổ biến các tác phẩm "nhạc cải cách" trên sân
khấu ,ông cũng tiên phong khi đưa nó lên làn sóng Radio Indochine tại
Sài gòn.Ở xã hội Việt Nam bị Pháp đô hộ lúc ấy,ông là người đầu
tiên hiểu thương mại hóa các hoạt động sáng tác biểu diễn và thấy
được khả năng kiếm tiền từ hoạt động nghệ thuật của mình.Với một
người trẻ chưa đến 20 tuổi phải nói đó là một phát hiện lớn
,thể hiện ý chí không chịu nghèo"nếu không được sống nhiều tiền
thì cũng không thể khổ như chó " của nhà văn An nam được.Một thu
hoạch lớn nữa là ông đã nắm được các kỹ năng làm chủ sân
khấu, "không còn coi đối tượng là quan trọng nữa ,đã chủ
trương khi cất lên tiếng hát là hát cho mình nhiều hơn là cho
người ".Chính vì thế ông vẫn hăng hái biểu diễn dù dưới
sân khấu chỉ có vài khán giả ở những nơi chưa biết Tân nhạc là
gì và từ đó đã xác định đường hướng hoạt động nghệ thuật
của mình .
Phạm Duy là
người "khóc cười theo vận nước nổi trôi" ,ông tham gia vào
các biến cố lịch sử dân tộc :tham gia Thanh niên Tiền phong cướp chính
quyền tại Sài gòn,ra Bắc trong những ngày sục sôi ấy,quay lại miền
Đông Nam bộ theo phong trào "Nam tiến",tham gia kháng chiến
chống Pháp ở Việt Bắc -khu Ba-khu Bốn -đi thực tế chiến trường Bình
Trị Thiên nguy hiểm...Hiếm có người nào đi khắp đất nước ,nhiều nơi
trở lại ít nhất hai lần trong thời gian chiến tranh như ông.
Với tính cách
nghệ sĩ chuộng tự do ,ông tham gia kháng chiến một cách hồ hởi vô tư
,đi khắp nơi vừa sáng tác vừa biểu diễn cho công nông binh .Nơi ở lâu
nhất của ông là ở Thanh hóa ,dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Sơn
hiểu và tôn trọng giới văn nghệ sĩ.
Đến năm
1950 ,ông đã là người nổi tiếng với những sáng tác Nhớ người
thương binh , Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính
bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...rồi các tác phẩm khai thác
mặt trái của chiến cuộc như Bên cầu biên giới,Quê nghèo,Bà mẹ Gio
Linh,Về miền Trung,Mười hai lời ru...
Được triệu
tập về dự Đại hội văn hóa toàn quốc ở chiến khu Việt bắc vào mùa
hè 1950,ông đã đưa cả vợ đang mang bầu đi bộ vất vả
cả tháng mới tới nơi. Tại cuộc nghị sự này là bước đầu Đảng cộng
sản chấn chỉnh và đi sâu can thiệp các hoạt động văn hóa nghệ
thuật.Ông được cán bộ nhạc Nguyễn Xuân Khoát gặp riêng báo sẽ được
đi học ở Liên Xô ,gặp Cụ Hồ ,khen thưởng cao nhưng phải khai tử
tác phẩm Bên cầu biên giới . Nếu đi theo con đường này và biết
nghe lời ,chắc ông đã là một quan nhạc sĩ dưới chế độ Miền
Bắc.Lo lắng vợ sắp đến ngày vượt cạn một mình và linh cảm không
khí không còn tự do như trước ,nhất là sau khi ăn cơm với tướng Nguyễn
Sơn bị trả về Tàu ;ông quyết định không đi nước ngoài học mà đưa vợ
về lại Thanh Hóa.Sau khi vợ sinh,sống bị lãng quên ngoài tổ chức
,ngày 1/5/1951 ông đã "Dinh tê" về Hà nội.Một điều lạ là
,các nhà xuất bản lúc đó ở vùng tạm chiếm vẫn in các tác phẩm
kháng chiến của ông và trả nhuận bút cho mẹ ông bình thường. Do
từng trải hiểu rõ xã hội miền Nam nên chỉ ở lại Hà nội một tháng
,cả gia đình ông bay vào Sài gòn bằng tiền nhuận bút do nhà xuất
bản ứng trước các tác phẩm của mình .Sau này ,ông cho rằng
mình là kẻ bạt mạng "không chịu lùa vào kỹ luật"nên
không ham địa vị như từ chối nhận Giám đốc Đài phát thanh ở
Sài gòn để được làm nghệ thuật theo ý thích cá nhân
Nghệ sĩ chỉ
tồn tại bằng tác phẩm ,đó là hạnh phúc lớn nhất của họ hơn cả
chức tước địa vị ,giàu sang.Việc cổ vũ lòng yêu nước thương nòi ,
tình tự dân tộc để "ra ngõ gặp người hiền ",làm tròn“Trách
nhiệm của người sáng tác là gieo mầm và nuôi dưỡng niềm tin để xã hội bớt duy
lợi hơn” ; quan niệm của ông vẫn còn thời sự cho đến hiện nay
.So với các tác giả bị hành hạ trong Nhân văn Giai phẩm thì
ông là người được may mắn hơn khi được sáng tác không quá
hạn chế .Các tác phẩm để đời của ông như Tình ca,Tình hoài
hương...viết trước khi đất nước bị chia cắt,sẽ được triệu triệu
người Việt Nam nhớ đến dù ở bất cứ bên nào .
Dám làm theo
ý mình và đi trước người khác ,đó là bản lĩnh và tài năng hiếm có
của ông.Vào Nam trước xa cuộc di cư năm 1954 ,đi học nhạc tại Pháp
trước đình chiến ,di tản qua Mỹ trước 30/4 và về lại nước năm
2005 dù có nhiều ý kiến trái chiều...cho thấy ông có sự nhìn xa
trông rộng.
Phạm
Duy là người có trách nhiệm với gia đình ,dù sống phóng túng
nhưng biết giữ mình không sa vào hút xách như các văn nghệ sĩ
thời ấy. Hình ảnh ông đặt vợ có bầu nằm trên ngực để tránh nước
mưa ngấm lạnh khi nằn trên đất trong đêm trên đường từ chiến khu về
Thanh làm người ta nhớ mãi.
Ông cho rằng thời cuộc thay đổi nhưng ông không thay đổi ,vẫn
sáng tác không ngừng với trên 1000 bài ca về mọi thể loại.
Phạm Duy, hơn
ai hết, đã nhìn thấy trước ở dân tộc này một tinh thần hòa giải mênh mông như
biển, những tị hiềm, hằn thù rồi sẽ bị xóa nhòa.Một giáo sư nước
ngoài cho rằng chỉ khi nào cả hai phía có sự hòa giải thật
sự, thì khi đó vị trí của Phạm Duy mới hết gây tranh cãi. “Khi nào cả
hai phía cùng hoà giải với nhau thì họ sẽ thấy Phạm Duy đón họ ở đấy,” giáo sư
Eric Henry viết.
Phạm Duy đã
sống một cuộc đời đáng sống ,ít ra là đối với ông , dẫu còn chút
băn khoan"Sống rất phóng túng và nhất là sống trong một thời đại rất náo
động thì - hoặc ít hay nhiều - tôi có thể đã làm nên những điều lầm lỗi. Tôi
rất muốn xin lỗi nhiều người” . Đó có thể là những bài ca Chào mừng
Việt Nam ngợi ca chế độ Ngô Đình Diệm mà ông gọi là làm
"bổn phận công dân" hoặc ca kịch "chim lồng" để so
sánh với hai chế độ đang tồn tại trên nước Việt Nam hoặc các tác
phẩm Tục ca,Vỉa hè ca...
Dẫu quyết định nhiều vấn đề có tính bước ngoặt
trong cuộc đời rất nhanh và quyết đoán nhưng ông cho rằng mình suy
nghĩ rất cẩn trọng ,tính toán kỹ chứ không hẵn bốc đồng.Dù
sao đi nữa,ông đã "CẨN " tên mình vào lịch sử Tân
nhạc Việt Nam như một trong những tên tuổi lớn bền bỉ theo thời gian !
3. Phạm Duy có một
tâm hồn"vốn nhạy cảm từ khi còn bé" ,mau có nước mắt khi
nghe hát hoặc gặp các tình cảnh éo leo của người khác.Là con út
,ông được mẹ cưng chiều cho ngủ chungđến 14 tuổi và hay dẫn đi vãn
cảnh chùa hoặc buôn bán ở các vùng núi.Ông thể hiện niềm hạnh phúc
và quyến luyến khi được tình thương của ba người mẹ bảo bọc:mẹ ruột
có học , rộng rãi,cấp tiến;mẹ sữa nuôi từ nhỏ hiền lành ;mẹ nuôi
bà Tuần phủ tốt bụng.Ông cho rằng các bài ca về mẹ của ông phần
nào đã thể hiện lòng tôn kính của ông qua lăng kính họ.
Phạm Duy
biết yêu từ rất sớm ,khi chỉ mới 12 tuổi.Trước đó mới 9-10 tuổi ,ông
đã bị dụ dỗ vào phòng "để biết mùi vị thơm nồng của đàn bà
nhưng chưa biết khoái lạc là gì ".Sau đó ông đã lao tới các cuộc
tình mê hồn trên khắp nẻo đường đất nước.Ông cho rằng chưa ai sướng
bằng ông ở cái nghĩa hết mình vì yêu "đôi mắt bao giờ cũng còn
đuôi ,không bao giờ hận tình".
Ông dám yêu
kể cả khi có gia đình ,ông không dấu vợ con khi nói " em là
vợ,còn người tình thì phải có ,có người tình mới sáng tác
được".Ông có nhiều sáng tác sâu sắc về người tình nhưĐưa em
tìm động hoa vàng,Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà,Nha trang ngày về...
Quan niệm về
tình yêu của ông rất đẹp ,trân trọng "tôi muốn tri ân tất cả
những người tình vì làm nhịp sống trong tâm tôi nhảy vọt
lên".Người ta cho rằng ông có đến cả trăm người tình và dĩ nhiên
với sự lãng mạn ấy,ông không tránh khỏi những tai tiếng khi yêu cả
vợ của người em vợ mình.Tuy nhiên ông vẫn rất yêu quý vợ và giữ yên
ấm gia đình.Bà Thái Hằng vợ ông là người giản dị ,gần gũi xóm
giềng ,hiểu và chấp nhận sự đa tình của ông.Khi báo chí tò mò với
scandan ngoại tình của ông,bà bình tĩnh làm dư luận xẹp xuống với
câu trả lời nhất quán là bà tin ở ông .Khi bà mất ,ông viết vào hồi
ký "Không có em,không bao giờ có Phạm Duy" , thật rõ
ràng sòng phẳng và chí tình !
4.Phạm Duy được tiếp xúc với âm nhạc dân tộc rất sớm qua các bản Nam ai,Nam bình bà ấm Chung dạy cho các chị ;qua các điệu xẩm ở Bờ hồ; xem cọp chèo cổ, tuồng Tàu ,cải lương Nam kỳ ở các rạp;qua các điệu Hát bội do các người buôn mắm ra tá túc trong nhà và nhất là học hát quan họ ở Nhã Nam khi làm gã nông dân đa tình ...
Lúc thoát ly
theo gánh hát rong,ông đã học đánh guitar và sự hòa nhạc hàng đêm
với ban nhạc Tây trong gánh.Ông cho rằng "trường Đại học âm nhạc
của tôi,đó là những chuyến đi vào nhân dân bằng gánh hát rong này
vậy".Khi đến Huế ,ông nhận ra" Âm giai lơ lớ đã thể hiện
được thần bí cõi lòng,vì vậy dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe
hơn là nhạc ngũ cung đúng của Miền Bắc".Tấm lòng của ông rộng
mở ,không bảo thủ để tiếp thu các tinh hoa dân ca của các vùng miền.
Phải
nói rằng việc giáo dục bấy giờ tính thực học rất cao.Chỉ mới học
hết tiểu học mà ông đã có thể sử dụng tiếng Pháp thành thạo để
đọc các sách nguyên bản dạy nhạc Lavignac và nhất là "sau bốn
năm học,chúng tôi đã hấp thụ được những gì gọi là cao cả,lễ
nghĩa,nhân hậu trong con người Việt Nam ".Dĩ nhiên trường học đã
dạy cho ông những điêu nhạc Tây mới mẽ để ông tiếp cận với âm nhạc
hiên đại của thế giới.Cũng nói thêm rằng ,ông rất thích khoa
học kỹ thuật và tự mày mò lắp ráp được radio bóng điện tử
.Chính điều đó đã giúp ông nắm được kỹ thuật sáng tác nhạc trên
computer từ rất sớm khi qua Mỹ.Được xem các video giao lưu văn hóa
quốc tế tại Hawaii ,ông thật hoạt bát sử dụng thành thạo tiếng
Anh khi trao đổi và biểu diễn , đã đem dân ca nước ta phổ
biến ra nước ngoài thật hiệu quả !
Phạm Duy là
con chim bách thanh ,người ta có thể nghe được giọng hót ấy trên nhiều
chất giọng.
"Là
người đầu tiên đem nhạc Văn Cao đi gieo buồn khắp chốn" với
bài Buồn tàn thu và phổ nhạc bài Cô hái mơ sớm
nhưng phải đến khi tìm ra được hướng đi đúng,hợp với tâm khảm của
lòng dân thì nhạc của ông đi nhanh vào đại chúng .Dẫu là
nhạc kháng chiến nhưng sáng tác của ông vẫn rất riêng,khác biệt
với tính "cách mạng" của một số nhạc sĩ khác như Nguyễn
Đình Thi ,Văn Cao như Xuất quân(Bà rịa ,45),Chiến sĩ vô danh(chiến
khu Nam bô,46),Nhạc tuổi xanh(46),Về đồng hoang (phú thọ,47)...
Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất của Phạm Duy là tiên
phong trong việc cho ra đời các tác phẩm tân dân ca mềm mại,thiết tha
,nhiều nữ tính như ông xác định"tuy là một trong những
người đầu tiên đưa ra chủ trương là phải tạo nên một dòng nhạc mới
thay thế cho dòng nhạc cổ nhưng tôi vẫn luôn luôn để tâm nghiên cứu kỹ
càng những làn điệu của dòng nhạc bình dân ở từng địa phương để từ
đó phát triển lên dòng nhạc cải cách ".Một loạt tác phẩm ra
đời như Nhớ người thương binh ,Dăn dò,Ru con,Nhớ người ra đi,Nương
chiều ...rồi đến loạt bài ở Bình Trị Thiên như Quê nghèo,Bà
mẹ Gio linh,Về miền Trung...
Những
sáng tác của ông như các nhà nghiên cứu nhạc cho rằng,vẫn dưa trên cơ
sở dùng âm giai ngũ cung cố
hữu nhưng đã di chuyển trên nhiều hệ ngũ cung khác nhau không rập khuôn
và lời vẫn dựa vào thể thơ lục bát nhưng được biến thể
phong phú hơn.Tiếp đó ,ông đã sáng tạo ra khuynh hướng sáng tác "Tình
ca quê hương" với những tác phẩm tiêu biểu như Tình ca
,Tình hoài hương... rồi thể loại mới "tự tình dân tộc
"như Em bé quê,Vợ chồng quê ...được các nhạc sĩ trẻ như
Hoàng Thi Thơ .Trần Thiện Thanh.. hưởng ứng để soạn ra các nhạc phẩm
mà họ gọi là dân ca mambo bolero.
Đặc
biệt trong ca khúc của ông là những bản nhạc tình,ca ngợi tình yêu
lứa đôi với nhiều cung bậc hạnh phúc,khổ đau,nhớ thương:Đừng xa
nhau, Ngày đó chúng mình, Tìm nhau, Thương tình ca, Kiếp nào có yêu nhau, Mưa
rơi, Đường em đi, Còn gì nữa đâu...
Sau khủng
hoảng năm 1968,từ năm 1970 trở đi ông trở nên tươi trẻ lại với các tác
phẩm tình ca nhẹ nhàng lãng mạn thích hợp với tuổi thanh niên, sinh viên
như Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Thà như giọt mưa.... Ngoài
việc tự sáng tác nhạc và lời, ông cũng không quên phổ thơ người khác thành
những tác phẩm được đông đảo người yêu mến, như những bài Ngày xưa Hoàng thị,
Đưa em tìm động hoa vàng, tập nhạc "Đạo ca" (phổ thơ Phạm
Thiên Thư), cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như Ma-soeur (phổ thơ Nguyễn Tất
Nhiên), Tiễn em, Mùa thu Paris (phổ thơ Cung Trầm Tưởng.Năm 1982,
ông đã để tâm hồn tôi lắng xuống và cho ra đời Hoàng Cầm ca
gồm những bài phổ từ thơ Hoàng Cầm.
Phạm Duy là
người nhiều sáng tạo ,kiên trì theo đuổi mục tiêu mình đặt ra
"những gì tôi suy nghĩ bây giờ ,tôi đã nghĩ từ những năm
1940.Trước sau tôi là nhạc sĩ kiên trì .Người nào không hiểu nói tôi
kiêu hãnh ,cứng đầu".Chính vì thế ,ông là nhạc sĩ của nhiều
thời và vượt lên trên thế sự để "bàng bạc" trong tâm hồn dân
tộc hiện tại và mãi mai sau !
5.Phạm Duy luôn là
người trung thực với chính mình và mọi người .Với các nhạc sĩ
tài danh hoặc văn nghệ sĩ cùng thời ,ông dành những nhận xét trân
trọng đúng mực.Ông xác nhận một trong những người mở đầu Tân nhạc
là Đặng Thế Phong với Con thuyền không bến ,ông tổ sư nhạc tình
trong làng Tân nhạc là :Dương Thiệu Tước ,Thẩm Oánh,Văn Chung,Lê Yên
,DZoãn Mẫn...
Viết về Văn
Cao ,lúc nào ông cũng dành những lời tâm phục với người nghệ sĩ thơ
hay ,vẽ đẹp mà ông phải học rất nhiều " Vào lúc Tân nhạc mới
chập chững biết đi mà Văn Cao đã viết được những câu nhạc diễn tả
giọt mưa tài tình như vậy,thật là hiếm có ", rồi "Ông ấy
làm Thiên Thai ,Trương Chi tới 99 khuông nhạc ,còn tôi chỉ ba mươi
mấy khuông là hết rồi.Tôi lúc nào cũng kính trọng ông ấy ".
Đối với
Trịnh Công Sơn ,ông cho rằng đó là " nghệ sĩ có tài ,có được sự
nghiệp rất lớn ...Nếu so sánh giữa chúng tôi với nhau thì có khác
nhau:Trịnh Công Sơn sáng tác tuỳ hứng, còn tôi thì làm việc có chương trình hẳn
hoi.Nếu không có chiến tranh thì không có Trịnh Công Sơn như người
nghe được biết với những "Ca khúc da vàng". Tôi thì, khi
chưa có chiến tranh, mới đi từ Hà Nội vào Nam tôi đã ý thức ngay phải làm nhạc
về tình quê hương, tình dân tộc. Theo kháng chiến, tôi đã nói được vinh quang
của dân tộc cũng như khổ đau của dân tộc. Tôi làm việc có chương trình, có
hoạch định, chứ không phải nổi hứng lên thì làm".
Không bài
bác ai,Phạm Duy lặn lội thăm lại bạn bè khi về nước và im lặng thấu
hiểu nhau như Hoàng Cầm tâm sự " Chúng tôi có cái lạ lắm, không ai
nói với ai một lời nào cả, nhưng đầy dẫy tâm sự. Có thể nói chúng tôi nói
chuyện với nhau bằng một sức im lặng. Hình như giữa chúng tôi có một cái ngôn
ngữ nào mà không cần phải nói ra. Theo tôi đó là tình tự dân tộc".
Ngưới ta cho
rằng Phạm Duy chỉ là con người với những cái hay cái đẹp và tật
xấu nên ông thông cảm với con người ,nhìn ra và diễn tả tuyệt vời
những cái đẹp cũng như không né tránh những cái xấu xa của con
người.Vì thế tác phẩm ông làm cho người ta dễ cảm ,rung động và gần
gũi một cách đặc biệt !
6.Do bị cấm đoán
nên tôi cũng như nhiều người biết đến nhạc Phạm Duy khá muộn.Sau giải
phóng ,tôi biết ông qua so sánh vừa bí mật vừa lo sợ của bạn
học trong Miền Nam.Đó là giữa Những đồi hoa sim của Dzũng
Chinh da diết miên man nhưng mất đi cái bi hùng như một
trường ca nhiều cung bậc của Áo anh sứt chỉ đường tà,giữa Nha
trang mùa thu lại về của Văn Ký nhiều mơ mộng nhưng tâm trạng giản
đơn nhất thời với Nha trang ngày về thật nhiều day dứt ,cô
đơn ,giằng xé còn vương mãi ;giữa Việt nam quê hương tôi của
Đỗ Nhuận như một đất nước ca , mời gọi mọi người từ xa với
một Tình ca niềm nở cầm tay dắt ta vào nhà ,ngồi xuống cùng
nâng lên ly rượu hòa ca...
Tôi không hiểu
lắm về nhạc lý để phân biệt cách ông đưa nhạc ngũ
cung chạy trên nền nhạc thất cung hiện đại từng nốt ra sao nhưng
thích sự phá cách ,sáng tạo lôi cuốn người ta vào các
cung bậc cảm xúc mà ông đưa lại. Có thể khó nhớ lời trong những bài
ca có tính tự sự dài ,nhiều từ trúc trắc thiếu trau chuốt như
Trịnh của ông nhưng những bài thơ phổ nhạc ,nhiều bài có hơi
thở bolero lại thich hợp với nhiều người lớn tuổi ưa sự nhẹ nhàng
hơi sến như tôi .
Nhạc Phạm Duy
đa dạng ,người nào cũng có thể tìm được những bài hợp gu mình .Khi
chị Phụng người giúp việc hỏi“Ông, nhạc của ông là nhạc sang hay sến?”.
Ông trả lời ngắn gọn: “Nhạc Việt Nam”.
Yêu nhạc Phạm Duy ta thêm yêu tiếng Việt,yêu nước
mình và thương người yêu người hơn ! Vậy
thì còn mong ước gì hơn cho một người hát rong thời đại như ông,
nhạc sĩ tài ba Phạm Duy Cẩn ?
Bóc Tem vàng đã!
Trả lờiXóaĐúng là 4 số 9 nghen!:))
XóaTình cờ nhấp được ngụm cafe âm nhạc nguyên vị thảo mộc của tay sao tẩm không chuyên, nhưng lại tạo nên vị lạ rất bất ngờ!
Trả lờiXóaNghe fan HHP "cẩn" những lời hâm mộ về Phạm Duy mà thu được bao nhiêu thông tin mới về nhân vật đã quá quen thuộc này. Này là công bằng cho một tài năng, này là khách quan cho một tâm hồn rất chủ quan, này là tính đếm đầy đủ cho những gì rơi rớt, bị lãng quên trong trí nhớ mọi người về Phạm Duy!
Thế mới biết, đôi khi người ta đã sống sau khi chết!
Dạo này anh P đắm đuối với dòng nhạc trữ tình xưa quá nghe!:8)
Thỉnh thoảng cũng refresh lại , HL ơi!w-)
XóaHaiza.............vãi mấy thằng cha bầu sô âm nhạc bây giờ anh ạ. chán
Trả lờiXóaVậy đó em!@x
Xóagiáo biết khá nhiều các bài hát của PD, và bài viết công phu của anh đã giúp giáo có thêm kiến thức về âm nhạc nói chung và về người nhạc sĩ giáo yêu mến! chúc anh ngủ ngon!
Trả lờiXóaCám ơn giáo ,biết nhiều hơn về tác giả để đỡ phân tâm khi thưởng thức nhạc ,giáo à !
XóaMê nhạc Phạm Duy, lang thang trên mạng tìm những bài viết về âm nhạc của ông, tình cờ tôi "lọt" vào trang nhà của anh. Tôi cũng như anh, đến với nhạc PD khá muộn. Nói là đến 1 cách chính thức, tức là chủ động tìm nghe nhạc PD. Còn thực ra đã nghe nhiều bài hát của ông từ lâu rồi, khoảng cuối thập niện 80 thế kỷ trước, nhưng chẳng biết tác giả là ai. Mãi gần đây khi chủ động nghe nhạc của ông mới biết ông là tác giả của những câu hát như "Hạt mưa mưa rơi tí tách, mưa tuôn dưới vách ...", "số kiếp hay sao không cho bắc cầu ..." mà mình đã nghe và nằm lòng từ mấy chục năm trước. Rất cám ơn và đồng cảm với bài viết của anh, dù trong bài có những thông tin chưa chính xác. Tôi xin dẫn lại câu này: "Ông có nhiều sáng tác sâu sắc về người tình như Đưa em tìm động hoa vàng,Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà,Nha trang ngày về...". "Nha Trang ngày về" thì đúng là PD viết cho người tình, còn "Đưa em tìm động hoa vàng" là phổ thơ Phạm Thiên Thư. "Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà" là chính PD viết cho vợ ông khi đang sống đời lưu vong bên Mỹ.
Trả lờiXóaCám ơn bạn chia sé và góp ý.Mà PD nói ,vợ là người tình lớn nhất và mãi mãi của ông mà ,phải không bạn ?
XóaEm qua chào anh buổi sáng! Phải đọc thêm nhiều lần nữa mới thấm hết được những điều anh cảm, anh nghĩ và anh muốn chia sẻ với mọi người về Bác Phạm Duy. Em cũng thích nghe nhạc của bác ấy, nhưng không nhiều và cũng không am tường. Đọc bài của anh như một tư liệu để tham khảo. Cám ơn anh Cả!
Trả lờiXóaCám ơn em ,bận quá chưa thực hiện được lời hứa ra HN ,rất buồn em ạ !:O)
XóaChỉ là chưa thôi, bởi sẽ thực hiện mà anh :D
XóaSang thăm anh đọc bài viết về Phạm Duy và nghe bài hát hay này, bài này em mới nghe lần đầu đó anh
Trả lờiXóaChúc anh ngày mới nhiều may mắn nhé
Nghe thích như lặng đi trước dàn đồng ca ở nhà thờ ,phải không MCT ?
XóaNhạc của Phạm Duy rất nhiều bài giai điệu gần giống như thánh ca anh nhỉ
XóaChúc anh tối vui thật nhiều nhé
Anh cũng có cảm nhận như vậy nhưng không rành lắm MCT ơi!
XóaPD đã "khóc cười theo vận nước nổi trôi", nên cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông cũng đầy trắc trở, phức tạp, sáng tối theo vận nước, mà nhiều thế hệ sẽ còn tiếp tục khen chê, thương ghét! Nhưng chắc chắn một điều phần lớn âm nhạc của ông sẽ còn mãi khi còn người Việt! Bạn nhỉ!?
Trả lờiXóaCó những tác giả tác phẩm chỉ một thời nhưng chắc chắn ông và nhiều tác phẩm sẽ trụ lại với thời gian.:bh
XóaDạo này em lẩn tránh khó khăn bằng việc nghe nhạc. Em biết ít ca khúc PD. Đọc bài này chắc tìm nghe thêm anh ạ.
Trả lờiXóaSao giống anh vậy .Nghiên cứu nhạc sĩ và nghe nhạc cũng là liều an thần lúc khó khăn này ,em ạ !
XóaTôi tình cờ đọc được bài này của anh và cũng giống anh, tôi nghe nhạc Phạm Duy một cách có hệ thống khá muồn, chỉ sau khi ông vể ở hẳn Việt Nam.
Trả lờiXóaTrước chủ yếu biết đến Phạm Duy qua các bài Tình ca, Tình hoài hương, Bên cầu biên giới, Giọt mưa trên lá, Trả lại em yêu, ... nằm ở nhiều album khác nhau. Khi tìm nghe nhạc ông 1 cách hệ thống mới biết đến 2 trường ca nổi tiếng của ông là Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam. Tôi đặc biệt thích trường ca Con đường cái quan của ông, nghe thấy một ước vọng hòa bình muôn đời mà ông gửi gắm trong đấy "Ước nuôi dần, hòa bình trong ái ân".
Các bài hát phổ thơ của ông cũng vậy. Những bài như Ngậm Ngùi, Áo anh sứt chỉ đường tà, Ngày xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng... đã quá quen thuộc rồi. Nhưng mãi gần dây tôi mới nghe 2 album "Hàn Mặc Tử" và "Dị khúc Bích Khê" của ông và cảm nhận được nhiều điều hơn so với đọc thơ trước đây. Nghe nhạc thật sự mới cảm nhận được không gian trăng trong thơ Hàn Mặc Tử khác không gian trăng trong thơ Bích Khê thế nào.
Cám ơn bạn ,mình cũng tìm nghe thêm các tác phẩm gần đây của ông .:bh
XóaEm không biết nhiều về nhạc sĩ Phạm Duy những cũng yêu thích một số ca khúc của ông bởi sự nhẹ nhà mà thiết tha, trìu mến, hình ảnh giản dị ... Em thích nhất bài "Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà"...
Trả lờiXóaEm thăm, kính chúc anh Phương chiều an vui!
Bài này dặt dìu với những kỹ niệm cũ êm đềm làm lòng người nhẹ bẫng ,em nhỉ?
XóaBài viết của anh rất đầy đủ cho một người ít biết về Phạm Duy như em, cũng hiểu được.
Trả lờiXóaĐúng là một người "lắm tài nhiều tật " ,phải không?
XóaCảm ơn anh đã cho bạn đọc hiểu thêm rất nhiều điều về Phạm Duy. Bài hát hay quá anh ạ
Trả lờiXóaNgày vui VTA nha !
XóaHihi...
XóaNhạc của Phạm Duy là một phần đời của NT đó anh HHP ạ.
Rất hiểu nỗi niềm của NT.Tối vui nha !
XóaOh! vậy mà bài "Chiến sĩ vô danh " lâu nay em cứ tưởng của 1 nhạc sĩ khác
Trả lờiXóaEm dễ nhầm vì bài này được VNCH dùng để tưởng nhớ các chiến sĩ vô danh!
Xóaanh Phương bị hố rồi, thôi kệ nhưng bù lại bài viết của anh hay, mọi người vào đọc comment cho anh có khi hơn cả đêm ca nhạc ... chỉ có 3 bài của PD đó, anh vui!
Trả lờiXóaỪ trong cái rủi lại có cái may để nghiên cứu thêm về PD ,Mộc ơi!
XóaEM RẤT TÂM ĐẮC VỚI BÀI VIẾT CỦA ANH- CÁM ƠN ANH NHIỀU Ạ.
Trả lờiXóa:O)
XóaBài hát “Tình ca”, lần gần đây nhất, được trình bày trong chương trình “Điều còn mãi” tại Nhà hát lớn Hà Nội chiều 2 tháng 9 năm 2012 do ca sĩ Nguyên Thảo hát. Hình ảnh khán phòng, ban nhạc, cô ca sỹ giọng mezzo soprano, mạnh mẽ, sâu sắc và truyền cảm. Nghe, mà nước mắt tôi cứ trào ra.
Trả lờiXóa[youtube]http://youtu.be/dFgxKRZQ518[/youtube]
Cám ơn ánh rất nhiều.Thật xúc động ,anh ạ!:bh
XóaNgày còn bé NT đã biết thích nhạc Phạm Duy vì thấy có một sự sang trọng trong đó. Mãi sau nầy nhạc của ông và TCS đã chiếm phần lớn cho sự mê muội trong cái nghe của mình.
Trả lờiXóaHai ông có hai tính cách khác nhau nhưng đều mang lại cho người nghe cùng một điểm chung là thích thú và yêu mến.
Chúc anh một ngày vui, khỏe.
Rất vui với chia sẻ của NT.Ta"mê muội" có lẽ đó là sự cuốn hút ở tầm phổ quát và nhân bản của tác phẩm ?
XóaNghe lại bài "Tình ca" trên đây khi đã biết nhiều hơn về Phạm Duy, thấy càng yêu hơn bài hát này anh ạ.
Trả lờiXóaĐúng là nghe rất phấn khích ,LV nhỉ ?
Xóacuối tuần nghỉ ngơi thư giản thật vui anh nhé!
Trả lờiXóaCám ơn Mộc ,đang chuẩn bị chạy xô đám cưới đây!
XóaEm thì chưa nghe nhạc của ông nhiều, chủ yếu chỉ vài bài gần như ai cũng biết : Ngày xưa hoàng Thị, Đưa em tìm dộng hoa vàng.
Trả lờiXóaEm nhớ lần đầu tiên nghe bài ngày xưa hoàng thị, lúc đó em cũng đi làm rùi, sáng khoảng chừng hơn 4g tí thui, người ta còn chưa thức, yên lắm, giọng nhạc tỉ tê, chầm chậm, cảm giác thật ép phê ạnh ạ.
Nghe nhạc chỉ có nghe khuya và sáng sớm là hay nhất. Theo em là vậy.
Cảm ơn anh chia sẻ bài viết cho hậu bối tụi em mở rộng tầm nhìn.
Ngày vui anh nhé !
Thời điểm nghe nhạc lúc không gian yên tỉnh như ý em là tốt nhất.
XóaEm thích nghe nhạc Trịnh nhưng cũng hay nghe một số ca khúc của Phạm Duy, vì giai điệu thật nhẹ nhàng, ca từ hay, triết lý
Trả lờiXóaNhạc Trịnh trau chuốt,nói được chiều sâu nội tâm phong phú của thân phận con người trong cuộc đời nhiều biến động...anh cũng thích như MCT vậy.
Trả lờiXóaQua thăm anh, chúc anh một ngày mới nhiều thăng hoa anh HHP.
Trả lờiXóaCám ơn NT ,ngày mới vui nha !:O)
XóaBao giờ sang trang mới đấy ạ?
Trả lờiXóaNgày đã sang trang lâu rồi anh P ơi!
Lu bu quá ,viết hoài chưa xong một ẻn đây!
XóaEm cũng rất thích những bài hát của PHẠM DUY !
Trả lờiXóaVới em nhạc sĩ luôn sống trong lòng em !
Xin lỗi ,bữa nay mới thấy còm của Nhung hươu.Rất vui được làm quaen!
Xóa