Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

77.CÁN BỘ

   1.Con bé đi học về ,Ba ơi cô giáo nói ghi nghề nghiệp cụ thể chứ  Cán bộ chung chung không ai hiểu ba làm gì đâu.Cô mắng vốn,về nói Ba má các em hổng sợ nhà trường xin đóng góp gì đâu mà không khai thật !Ây zà...té ra là thế !

  Không biết từ bao giờ trong lý lịch mục nghề nghiệp cứ mặc nhiên phang cán bộ ?
  Lần đầu tiên sau giải phóng khi còn là sinh viên đi kê khai nhà cửa cho chính quyền thành phố ,được bà con nể sợ (hổng hiểu nhà nước kê khai diện tích có ý gì ) kêu là cán bộ nghe oai ra phết !Một hôm đến nhà biệt thự thời Pháp , bà chủ nhà đưa bản vẽ ngôi nhà ra,chúng tôi vẫn lom khom kéo dây đo .Thấy bà cười mĩm mới biết bị coi thường ,một anh bộ đội đi học  chỉnh "đề nghị bà nghiêm túc cho,chúng tôi là cán bộ nhà nước đó".Thật là mới to toe làm ông nghè đã đe hàng tổng rồi ,ghê thật !

   2.  Theo nguyên nghĩa thì “cán” là đảm đang, “bộ” là bộ phận; “cán bộ” là phần tử hoạt động trọng yếu của một tổ chức, có khả năng đảm đang, gánh vác một bộ phận công việc nhất định.
 Từ “cán bộ”  có lai lịch riêng xuất hiện từ thời cách mạng ở Trung Hoa lật đổ chế độ quân chủ Mãn Thanh. Ở Việt Nam, từ “cán bộ” du nhập vào nước ta  vào thời kỳ có việc thành lập các tổ chức cách mạng bí mật chống Pháp, chống Nhật (khoảng năm 1940-1941). Những phần tử phụ trách trong lĩnh vực chính trị, quân sự của các tổ chức cách mạng ấy được gọi là “cán bộ”. Như vậy, “cán bộ” lúc đầu được tổ chức bởi các đoàn thể, đảng phái. Họ công tác không có lãnh lương mà chỉ hưởng sinh hoạt phí của tổ chức mình mà thôi. Kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945, sau khi giành được chính quyền, các cán bộ cách mạng được bố trí vào đội ngũ quản lý cầm quyền.
  Sau đó,thuật ngữ “cán bộ” lạm dụng khá lâu tại các nước XHCN và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước, các tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị-xã hội.

  Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các đoàn thể trao cho .Đó là chưa kể không biết từ đâu,ở VN ta lại sáng tạo ra từ "cán bộ " để các tù nhân gọi những người quản lý trại giam,cai tù ,cai ngục. Thật là mỉa mai nghiêm túc !(?)
  Do áp dụng quản lý kinh tế xã hội theo cung cách đoàn thể ,đó là phong cách lãnh đạo (Sơ đồ 9.1:trục tung là con người,trục hoành là công việc) coi trọng con ngườ(9) tình cảm ,vui vẻ hơn là công việc (1) nên không đề cao vai trò thủ lĩnh.Chính nhấn mạnh "lãnh đạo tập thể ,cá nhân phụ trách" nên thành cá mè một lứa ,không phục tùng tuyệt đối người lãnh đạo cao nhất.Quốc hội đang họp kỳ này cũng không quyết giao việc chịu trách nhiệm hành pháp cho Thủ tướng nên Thủ tướng không toàn quyền lập chính phủ để tạo ra một ê kiếp sống chết cùng nhau.Ở ta khi Trưởng chết ,phó chẳng băng hà nên mới có chuyện một bộ tới 9 ông Thứ trưởng.Do sống lâu ,không suy suyển ghế nên ông ta tạo ra cát cứ riêng với một ê kiếp quyền lực ngầm đáng sợ.Theo nguyên tắc quản lý có hiệu quả nhất là một người nên quản 3 đầu mối,nếu tăng thêm một đầu mối là tăng cấp số nhân quan hệ càng khó kiểm soát.
 Một bộ máy mà các thành viên thỏa hiệp ,bè phái hoặc ngầm chống nhau thì làm sao tạo ra hợp lực mạnh mẽ được ?
  Khi Quốc hội chất vấn Bộ trưởng nội vụ ,xác định 1% hay 30% cán bộ công chức không làm được việc thì bố ông này cũng không trả lời được với một cơ chế lằng nhằng không quy trách nhiệm được người thi hành công vụ.
  Không có "cán bộ " chung chung,phải gọi tên cụ thể từng công chức ,viên chức và kiểm tra đánh giá được công việc thì mới biết lãng phí hay không.Mà muốn vậy phải đi vào những nguyên tắc quản lý xã hội kinh tế khách quan ,chọn lọc người tài đứng đầu và giao quyền cho họ chứ không thể áp dụng kiểu lãnh đạo đoàn thể "cha chung không ai khóc được ".Bên cạnh giao quyền cần có cơ chế giám sát và phế truất để lúc nào cũng thúc đẩy bộ máy vận hành tích cực.Chỉ có vậy ,nhỏ như con thỏ mà ta cứ loay hoay làm hoài mà chăng đâu vào đâu .

    3.Hôm rồi đi Nha Trang ghé quán hải sản của người bạn từng làm trong ngành hải sản ,nay ra mở quán nhậu.Thấy bạn làm ăn khá lên ,hắn trả lời nhờ mấy phòng VIP phục vụ thường xuyên các công chức chính quyền.Họ chiêu đãi lẫn nhau xoay tua trong cơ quan,cánh hẩu,các ban ngành và liên tỉnh luôn (đi chơi thăm lẫn nhau ).Hắn cười ,có ông tối nào cũng nhậu đến khuya thì đầu óc đâu ngày hôm sau làm việc được ,thế mới tài ! Trước đây hồi bao cấp dân kinh doanh đi công tác ở khách sạn ,ăn nhà hàng sang nhất còn bây giờ nơi sang nhất phải là chỗ các quan chức.Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng lui dần về các khách sạn nhà hàng vừa và nhỏ !
   Chuyện kể rằng ,khi ông Hồ Nghinh ,nguyên Bí thư tỉnh QNĐN lúc làm ở Ban kinh tế TƯ về thăm tỉnh.Lãnh đạo tỉnh chiêu đãi và cũng có ý mời ông góp ý  về tình hình cán bộ của tỉnh .Ông cười ,cán bộ mình bây giờ làm việc khỏe re ,ít dụng công mà coi bộ yếu quá. Mọi người tỏ ra lo lắng ,dò hỏi anh góp ý cụ thể yếu chỗ mô để anh em sửa chữa.Ông hấp háy mắt,thì lau mặt cũng nhờ người chăm bẳm nhẹ nhàng ,ăn cũng nhờ người đút tận miệng ,chẳng phải yếu quá rồi hay sao ?Mọi người chưng hửng nín khe.
  Cán bộ bây giờ yếu toàn diện nên không biết đất nước bao giờ mới tiến nhanh ,tiến mạnh ,tiến vững chắc...lên đâu ,hỡi trời ?



43 nhận xét:

  1. về danh xưng, về thuật ngữ, từ ngữ nói chung ở nước ta bị lạm dụng rất nhiều anh ạ, có câu đến tối nghĩa, ví dụ như câu KÍNH THƯA THỦ TƯỚNG NTD chẳng hạn, hóa ra cái chức vụ ấy có trước con người, lớn hơn con người, trong khi con người đặt ra nó, điều khiển nó, tại sao ta lại không xưng hô bình thường rằng: kính thưa ông NTD, thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam nghe dễ chịu, thấu tình đạt lý hơn. Còn nữa, như kính thưa ông TTS, Ủy viên BCT, chủ tịch nước ... rất không ổn, bởi bộ chính trị chỉ có 16 ông, còn đất nước ta đến 90 triệu dân, hóa ra 16 ông kia lớn hơn 90 triệu dân nầy sao, nếu không có dân, dân đếch bầu lên thì 1 ông chả có sá gì 16 ông chứ, thì tại sao ta lại không thưa, ông TTS chủ nước, nước CHXHCN Việt Nam nghe hoành tráng và vĩ đại hơn nhiều, còn đảng chỉ là một tổ chức với triệu người anh nhỉ!. Nhưng từ lâu nay các nước XHCN cứ thế mà phang, thành tiền lệ, đi ngoài văn phạm, ngoài chuyên môn, coi như đặc thù!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Mộc "nóng" quá! 16 ông đó là Vua, sao nhỏ hơn dân được hở bác!!!???

      Xóa
    2. Thì cũng là một sự phát triển xoáy trôn ốc mà các nhà lý luận Mac xít gọi là "phủ điịnh cái phủ định":xóa vua rồi tái lập vua mà !

      Xóa
  2. Hehe, nói chuyện từ ngữ CM ni cũng giống như nói chuyện xây dựng CNXH, tù mù lắm, như bác Tổng vạch rõ: biết hết thể kỷ này đã "thấy mẹt" nó chưa!

    Trả lờiXóa
  3. NT cũng thấy thế. Bây giờ người ta lạm dụng từ cán bộ ghê quá. Cán bộ hải quan, cán bộ thuế, cán bộ nầy nọ .... thực ra mấy chú ấy là những tên lính quèn, là nhân viên, là công chức.... Hễ làm cho Nhà Nước là tự nhiên được làm cán bộ nghe oách gớm.
    NT là một tên lính trơn đi đâu cũng chỉ đôi dép, thế mà có người gặp vẫn: Cán bộ T đi đâu đó, Nghe mắc cười và nghẹn cả họng.
    Hihi... con dân nhà mình thường hay thích tôn lên tận nóc.

    Trả lờiXóa
  4. Hì hì...Ngựa em hết mần cán bộ mấy năm rồi. Nhưng cái hồi Ngựa em mần cán bộ cũng ra cán bộ lắm, chứ không cơm vua ngày trời, rồi suốt đêm ngày đi nhậu rứa mô! Có chẳng thì người ngồi trên đầu Ngựa em mới thường xuyên "yếu", nên Ngựa cứ phải làm việc bằng hai đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là ngựa thì không thể yếu rồi ,khổ vậy chị nhỉ ?

      Xóa
  5. Bi giờ "cán bộ" còn có con đi học phổ thông? cán bộ sử dụng quỹ "cán bộ" hơi bị lâu đó nghen!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là nuối tiếc hơi lâu ...quyền lực ảo ,HL ơi!

      Xóa
  6. Anh luôn có những tứ rất hay để viết

    Trả lờiXóa
  7. Trong một công ty, nếu ban lãnh đạo không có năng lực, chắc chắn, công ty không trụ nỗi ( dĩ nhiên là em bỏ qua vấn đề tài lực, chỉ nói đến vấn đề trí lực - vì tài lực có mạnh cỡ nào cũng chỉ là...bơm tiền để cầm cự, không phát triển công ty lên nỗi ).

    Và ...cũng buồn thay khi đại đa số các cán bộ đang đương nhiệm , số có thực lực thì...hiếm hoi, số bèo dạt mây trôi thì...hơi bị bao la bát ngát. Đó là chưa kể cứ...quen biết đưa vào, bất kể năng lực ra sao...
    Câu hỏi ":
    "Cán bộ bây giờ yếu toàn diện nên không biết đất nước bao giờ mới tiến nhanh ,tiến mạnh ,tiến vững chắc...lên đâu ,hỡi trời ?"

    Chắc...hỏi hoài chả ai dám đứng ra trả lời, và nếu có trả lời, cũng chỉ là...lời nói thoảng gió bay thui. hic hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy ,hội nhập quốc tế rồi phải tuân thủ luật chơi QT thôi,nhất là sắp đến gia nhập TPP .Ta cứ chơi kiểu không giống ai sẽ bị đào thải thôi,T ơi!

      Xóa
  8. Ai làm cán bộ mà liêm chính thì bị mất chức hết

    Trả lờiXóa
  9. 1- Cán bộ 幹 部, theo từ điển Hán Việt của Trần thị Thanh Liêm là “Người hoặc phần tử hoạt động trọng yếu (cuả một cơ quan nào).
    Do yếu tố trọng yếu nên đám cán bộ này có điều kiện để tham nhũng. Nếu là cán bộ trọng yếu những cơ quan tầm cỡ bộ, nhà nước… thì dễ kết thành những nhóm lợi ích lũng đoạn cả nền kinh tế. Đám viên chức thì dư luận cho là 30 % hưởng lương ngồi chơi xơi nước, Quốc hội cho là chỉ 1% thôi… Chưa biết mấy thì đúng.
    2- Anh Bình Địa Mộc nói có lý đấy, nhưng cái lý của đảng lại khác. Theo ông Nguyễn Phú Trọng : Hiến pháp 1992. Đây là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng. Tức là đảng trên cả Quốc hội, trên cả dân. Cho nên khi kính thưa ông nào thì phải thưa cái chức trong đảng trước. Anh MC nào quên trật tự này là mờ đời như chơi

    Trả lờiXóa
  10. Anh HHP ui, làm GV quèn có được xưng... cán bộ hong anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như chỉ có thổi lên là ...kỹ sư tâm hồn (sống bằng tinh thần là đủ?) !

      Xóa
    2. giáo phái từ "cán bộ" nên sửa lại là... "cán bộ tâm hồn". Thì theo đúng nghĩa của cán bộ là người làm việc mẫn cán. Làm việc mẫn cán về tinh thần thì đúng là "cán bộ tâm hồn" rùi chứ gì. Từ này có thể áp dụng luôn cho nhà sư, linh mục, văn nghệ sĩ... hehe... Dzậy là giáo làm cán bộ được rùi pà kon ui. Từ rày dzìa sau, anh HHP nhớ kiu giáo bằng... "cán bộ Giáo" nhe, oai quá trời lun! keke...

      Xóa
    3. Can bộ nói đúng cái bụng mình rồi ! He he ...

      Xóa
  11. Cán bộ ..... hihi.... nay không còn là đầy tớ của dân nữa anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy,cán bộ mà sao lại là đầy tớ được ?

      Xóa
  12. Hồi mới giải phóng quỳnh cũng có thời gian làm cán bộ Đoàn.Được điều đi làm cán bộ điều tra dân số,điều tra ruộng đất...Đọc entry của anh mới biết quá lạm dụng"cán bộ"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù sao cũng là một kỹ niệm một thời mơ mộng ,bạn ạ !

      Xóa
  13. Vậy em làm ở tiệm bán bánh có được gọi là CÁN BỘ BÁN BÁNH hay khg anh HHP......Hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi bao cấp gọi là Cán bộ thương nghiệp,em ạ !:))

      Xóa
  14. He he . Ngày đầu nhập ngũ cứ thấy ông nào mang quân hàm hai sao trở lên đều gọi là thủ trưởng ( cán bộ ) hết . Các " cán bộ " đó cũng mặc nhiên nhận và cười rất tươi . Bây giờ nghĩ lại thấy cũng vui vui ( thời một bộ phận không nhỏ rất thích làm cán bộ ) .
    K6LS.

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết rất thú vị Bạn ạ. Dù sao thì sản phẩm của thời bao cấp vẫn còn , và có thứ được phát huy và cải tiến hơn. Tối an lành Bạn nhé !

    Trả lờiXóa
  16. Cán bộ là cán bộ gì
    xử lý công việc nghĩ suy đau đầu
    vài ngày lại đi giải sầu
    để cho "ông chủ" dãi dầu sớm hôm...

    Về bác Hồ Nghinh thì có nhiều chuyện hay lắm, một nhà trí thức cách mạng chính hiệu. Nhân dân vùng Tam Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình không ăn độn sắn lát là nhờ sự quyết tâm của ông vận động nhân dân làm công trình đại thủy nông Phú Ninh. Người như cụ mới là cán bộ thứ thiệt!

    Trả lờiXóa
  17. Hihi... Hồi nớ cán bộ là đầy tớ của nhân dân, bi giờ " nhân dân vùng lên " nên là đầy tớ của cán bộ!!!

    Trả lờiXóa
  18. HAIZA. TUI CŨNG CÁN BỘ RĂNG CỰC RI TRỜI. MUỐN THÚI MÓNG TAY MÀ CHẲNG ĐỦ ĂN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cũng có năm bảy đường cán bộ ,lão ơi!

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]