Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

140.PINKVILLE

Buổi sáng yên bình như thế !

  Những ngôi làng đẹp ven biển Quảng Ngãi yên bình ngát xanh bóng dừa,xen lẫn những dốc đất sỏi mỏi chân là dãi cát vàng dương liễu rì rào ,ngửa tay mời gọi biển xanh :Có một ngôi làng người Mỹ gọi Pinkville -Làng Hồng ! Những người có lương tâm ,kể cả Việt hay Mỹ đều thốt lên :Sơn Mỹ.Khi đến tận nơi Khu chứng tích Sơn Mỹ ,xót xa trước cái chết bất ngờ vô lý của 504 người dân vô tội ,phải gọi là Redville mới đúng !

  Các dòng tin :Sáng 16/3/1968 ,cách đây 48 năm ,sáng tinh mơ 5h 30.Đại đội Charlie ,bộ binh Mỹ ,do Đại úy Ernest Madina ra lệnh ,bắn tất cả vật gì động đậy (?).Trung đội 1 xung kich của Thiếu úy Calley giết người bằng các phương tiện tàn bạo nhất .Chuẩn úy Thompson giải cứu người bị thương sống sót.Ngày 12/11/1969 vụ thảm sát bị lôi ra ánh sáng ,các phương tiên thông tin đại chúng Mỹ vào cuộc.Calley chỉ ở tù 4,5 tháng tại tòa án quân sự  vì làm theo lệnh chỉ huy.Các cưụ binh Mỹ sám hối bằng nhiều hình thức rất cảm động...

  Trong chiến tranh vùng đất Quảng ngãi còn nhiều vụ thảm sát của lính Đại hàn mức độ tàn bạo không hề kém Sơn Mỹ : làng Bình Hòa ,3-6/12/1966 với 432 người bị giết ;Làng Tịnh sơn ,Sơn tịnh 10/10/1966 với 280 người bị hại,Hay dữ dội hơn là từ 12/2 đến 17/3/1966 ,quân Hàn quốc mở đợt càn quét , thảm sát trên 1200 người dân tại làng Tây vinh ,Tây sơn ,Bình định.Các cựu binh Hàn quốc cũng hối lỗi nhưng mức độ không bằng người Mỹ ! Có lẽ ở Mỹ dân chủ ,thượng tôn pháp luật hơn ?
48 năm rồi ,nơi đây vắng bóng người xưa !
Họ từng ngồi nơi đây vui đùa bên nhau !
Vết đau năm tháng 
Sự hối lỗi không dừng lại !
Lặng im suy tưởng !
Đau thương uất nghẹn chồng chất !

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

139.THĂM HÀN MẠC TỬ ,BẤT NGỜ CHỘ TRẦN THIỆN THANH .

Vầng trăng khi khuyết khi tròn .
1.Tôi đi qua Quy nhơn nhiều nhiều lần ,nhủ lòng ghé Ghềnh Ráng thăm mộ Hàn nhưng khi công việc xong ,lại vội vã về.
Lần này rút kinh nghiệm ,rảnh việc là ghé ngay.Đi với chú em đã từng ở đây lúc trước ,vòng qua con dốc ngoằn ngoèo mà chú nhớ là dốc Mộng Cầm ,ra đến quốc lộ I A ,nhìn xéo trái thấy bảng Bệnh viện Da liễu Quy Hòa nhưng không xác định có phải trại phong xưa không?Hỏi người đi đường mộ Hàn ở đâu,họ chỉ đi ngược lại.Hết dốc gặp ngay cổng vào khu du lich ,bảo vệ sốt sắng chỉ mộ Hàn trong này ,trong này (hình 2) !
Đây là ngôi mộ cải táng ngày 13/2/1959 do chị em nhà thơ và bạn Quách Tấn ,sau đó ngày 25/2/2008 được chỉnh trang lại với mục đích hốt khách du lịch của Công ty CP Du lịch Sài gòn-Quy nhơn.
Nói thật ngôi mộ này ở vị trí đẹp nhưng xây thật cổ điển và nặng nề.Mộ được chở che bởi tương Đức Mẹ xoè tay ,có cảm giác mất đi vẻ bạo liệt và lãng mạn của nhà thơ.
Phần lớn du khách bị lừa bởi cái dốc cũng gọi là "Mộng Cầm " trước mộ này nhưng ngắn ngủn(?)
2.Cả bọn đi tiếp đường dốc núi phí trong ,gặp cổng sau trại phong.Gởi bảo vệ vài chục ,cửa được mở và ta ngạc nhiên thấy ngôi mộ của Hàn thật đẹp bên tay phải (Hình 1).Ngôi mộ (hay đài tưởng niệm)là tác phẩm kiến trúc đẹp ,bay bổng : nửa vầng trăng khuyết bao quanh khuôn viện ,phần chinh là cây bút vừa là cây thánh giá cách điệu được dựng lên trên cuốn thơ mở...Đài tưởng niệm này do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ( tác giả bài hát nổi tiếng HMT năm 1965) và vợ Hàn Nam Trân (Ghiền thơ Hàn nên lấy làm họ luôn) cùng các bạn yêu thơ Hàn tại HCM dựng lên năm 1991 tại vị trí ngôi mộ cũ,trước 2 năm ông qua Mỹ.Đứng trước Đài tưởng niệm ,nhìn ra các ghế đá gần bờ biển vắng lặng và xa hơn bãi cát vàng khô giòn thấp thoáng rèm dương liễu,lòng ta cuộn trào xúc động ,thương cảm một tài thơ đặc biệt của dân tộc đứt mạch khi vừa 28 tuổi..
3.Bỏ qua các luận bàn về chính trị ,địch ta,phải nói Trần Thiện Thanh là tác giả viết về lính hay hàng đầu,đa dạng và đi vào lòng lính ( kể cả lính trẻ sau này của chế độ mới .He he...)
Đức Mẹ hằng che chở
Ngưỡng mộ đa lâu
Trang thơ đóng mở gọi mời
Hai fan của Hàn tình cờ gặp:Chụp em với!

Những đêm trăng lạnh ,Hàn nhìn ra khung cảnh này ?
Hàn đã ngồi xuống đây một mình suy tưởng
Hãy ghi ơn những người góp công chữa trị bệnh phong
Nỗi đâu tột cùng của bệnh nhân phong một thời tuyệt vọng
Hãy ghi nhớ ơn người góp công sức thành lập trại phong Quy Hòa