Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

130.CHEN CHÂN ĐƯỜNG HOA SÀI GÒN


Năm nay mua vé sớm trước khi có kế hoạch nghỉ Tết của nhà nước nên  bay về trể (ngày 29) vô sớm (mùng 6).Khi cơ quan cho nghỉ từ 26 làm lại mùng 9 cứ tiếc tiếc là nhưng gỡ gạc ,thôi vô sớm để thăm bà con tí và con chuẩn bị học kỳ 2 cho ngon lành !
 Tối 28 cả nhà đi taxi xuống thăm đường hoa Sài gòn .Ở SG đã 9 năm nhưng năm nay mới có dịp ngắm đường hoa khá nổi tiếng cả nước ở thành phố năng động này.
 Đường phố đã vắng hơn ,nhịp sống hối hả dường như chậm lại ,không thấy những chiếc xe máy chạy tất bật với những gói quà to cồng kềnh nhưng giá trij không lường được bao nhiêu .Năm nay dich vụ giỏ quà cáp to trà bá ,hư hư thực thực phiền phức này giảm hẳn .
 Đến nơi,sau khai mạc dòng người chen nhau đi kín đường.Người ta tranh thủ chụp ảnh mọi góc cạnh có thể ,không làm sao mà chọn được góc máy thich hợp nên cũng tranh thủ chộp vài kiểu gọi là.Nhiều nhất là bạn trẻ chụp ảnh tự sướng ,thôi thì bất kể cứ dạt được người ra là đưa máy lên ngắm nghía nên mấy tay già như mình thấy ngại phải lui dần ra.
 Nói chung đường hoa năm nay không có cảnh trí nổi bật ,chỉ nhiều hoa cúc lặp lại .Đến phần cảnh tái hiện khung cảnh nông thôn có phần khá thú vị thì đông người chen chân quá ,cả nhà phải dạt ra đường phía ngoài nhìn vô.Đi bộ ra đến cuối đường ,vợ bảo chẳng có gì hào hứng ,thôi kêu xe về dọn đồ mai về quê !



Chen mãi mới chọn được góc chụp gia đình nhà dê -chủ nhân năm 2015
Xanh xanh đỏ đỏ trẻ nhỏ hớn hở mừng.
Chen chân cuốn người đi
Chú dê này coi bộ xơ rơ dữ a !
Dịch vụ gấp chim lá dừa luôn hút khách ...nhí 
Nông thôn nhìn từ xa 
Cà chua dây lúc lỉu quả
E lệ ngả thúng đứng trông ?
Giỏ hoa có thể xach đi ?

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

128.NÔNG NGHIỆP HÓA CÔNG NGHIỆP ?

Bò trong khu công nghiệp .

1.Từ đầu thế kỷ XIX ,các nhà kinh tế Tư bản như Ricardo,Adam Smith đã phát hiện ra lợi thế so sánh trong trao đổi hàng hóa giữa các vùng địa lý khác nhau.Đó là cơ sở cho việc phát triển ngoại thương giữa các nước.Để giảm chi phí vận chuyển ,hạ giá thành sản phẩm;các nước chấp nhận đầu tư nước ngoài để kết hợp có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất :Máy móc ,nguyên liệu , lao động tại chỗ.Hơn thế nữa ,đó còn là phát huy nguồn vốn  và kỹ năng quản lý một cách tối ưu nhất.
 Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài ,các nước mồi chài các ông trùm tư bản bỏ tiền ra bằng cách lập các khu chế xuất ( EPZ) với một chính sách ưu đãi riêng về thuế má và giảm tối đa thủ tục hành chính.Những năm  sau Thế chiến II và nhất là các năm 60/70/80 thế kỹ trước ,các EPZ  trở thành những điểm son trên bản đồ  địa -kinh tế các nước.
 Ở những vùng sâu ,vùng xa ,đồi núi đất xấu;họ lập ra các khu công nghiệp (IP)để khai thác ,tận dụng tài nguyên tại chỗ phát triển kinh tế ,nhằm cân bằng giữa các vùng miền.
 Ta nhớ từ thời ông Diệm ,ở miền Nam đã có các khu kỹ nghệ Biên Hòa (Đồng nai)/Hòa Khánh (Đà nẵng )/Nông sơn (Quảng nam)...Sau giải phóng ,khu kỹ nghệ Biên Hòa và Hòa Khánh còn giữ được đường sá (nhà xưởng dỡ bán sắt vụn,nền bê tông dày cả tất được đục ra tấm bán lót nhà hoặc sân ) ,để sau ngày đổỉ mới 1986 quay lại phát triển được phần nào diện mạo khu công nghiệp cũ.Còn  khu kỹ nghệ Nông sơn thì bị phá bình địa bằng sự đói khổ cộng với  ngu dốt của chính quyền và người dân một thời gian ngắn sau giải phóng.