Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

13.EM VỀ

                                                Pho to:VNĐBSCL

Em về
cô dâu chối xứ người
Kênh rạch nước dềnh lên
sưng mọng
xót xa
Chụp vội xuống lồng trời đùng đục
gió miên man
Lũ chuồn chuồn
nép nhìn tao tác
Mắt vô hồn
cầu vồng cuối đồng xa

Đắng quặn lòng
trong veo nước mắt lúa
căng lồng ngực
nết hiền khô
anh lặng ngồi
kìm bước vồ của hổ
Rồi chướng xôn xao
nước dâng mùa no ấm
xuống đi em
bước nhẹ nhàng
ghe ngoắc lưng ong

Sen cuối mùa
búp bé lại cố vươn
lá vặn tai hồ
lắng nghe tim đất
Cọc chông chênh
neo giữ giữa đời
bến hẹp trần gian...

5/2012
HHP

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

12.HƯ DANH


                                         

1. Do thoát ra từ nền văn minh lúa nước với hơn 80% dân số làm nghề nông nên phần lớn con người Việt bị ảnh hưởng sâu đậm của tư duy tiểu nông.Lối tư duy này nỗi bật là tính tư hữu,hư danh "con người tức nhau tiếng gáy".Nhiều người thoát ly nông nghiệp,hoạt động trên nhiều lĩnh vực được "công nghiệp hoá" tưởng rằng đã mất đi chất tư hữu mang tính làng xã này nhưng khi có dịp, họ lại "mèo vẫn hoàn mèo".
   Tôi biết người bác dân có học thời Pháp thuộc, tập kết ra Bắc làm vị trí khá  ,rất có đạo đức và sống gương mẫu.Khi về Nam ,bác làm một chức ở tỉnh ngon lành.Lúc về hưu ,thích quê kiểng ,bác trả nhà ở thành phố cho tổ chức rồi cả nhà  dọn về quê,sống ngay trên cái vườn rộng cát bồi của ông nội ngày xưa.Sống một thời gian ,bác trở lại rặt người nông dân ...cũng suốt gà,đuổi chó và lấn hàng rào hàng xóm.Chửi nhau qua lại,đỏ mặt tía tai ,văng tục như nhau.Cuối cùng hai bên mới quyết làm ra lẽ ,theo sáng kiến của hai bà vợ. Hai ông hợp tác cởi trần trùng trục, chổng mông cuốc tìm cho  ra  cái cột ngày xưa ông nội hai vị đã làm dấu .Do lụt năm Thìn làng bị cát lấp sâu ,các ông đào đến dưới 2m và rộng ra như cái hồ thả cá mới phát hịên được .Té ra hàng rào hiện tại của bác dịch qua hàng xóm đến gần cả mét.Thế là vui vẻ tái lập vị trí cũ ,dầu sao Bác cũng người hiền lành không phải dạng tham lam.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

11.NHÂN DÂN


                                                     Nguyễn Trãi.Tranh:Viet toon

  1.Nhân dân là tập hợp người không phân chia giới tính, giai cấp ,đảng phái,tôn giáo...trong một xã hội nhất định.Tuy nhiên các nhà lý luận cộng sản cho rằng phải gắn tính giai cấp đại diện vào đó mới ra nhân dân chính thống được. Đây là một khái niệm đã mặc định trong thời đại phân chia tương đối cực đoan thế giới, lịch sử thành 2 khối đối lập nhau:lực lương đa số là lao động làm thuê ,bị áp bức boc lột và phía đối lập với thiểu số là lãnh tụ, là vĩ nhân, là các nhà lãnh đạo, là giai cấp thống trị . Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ đưa tới sự ra đời của các xã hội mới, quốc gia mới: độc lập tự chủ .Chính khái niệm giai cấp này đã gây ra sự phân biệt trong nhân dân:người thì là đồng minh,được giáo dục thuyết phục để về với nhân dân ;kẻ khác bị trấn áp bằng bạo lực cách mạng để gìn giữ chế độ.Vậy là có một bộ phận người dân không biết đứng ở đâu trong xã hội mới đang được xây dựng này.Dĩ nhiên  kéo theo  đó là chủ nghĩa lý lịch thống trị và càng dãn ra sự hoà hợp hoà giải dân tộc.Thực ra ,nhân dân là  tập hợp những con người  trong quan hệ bình đẳng với lãnh đạo, và với tất cả mọi người dưới giác độ công dân.Theo đó làm gì có chuyện lãnh đạo hoặc cá nhân  đứng trên hoặc ngoài nhân dân . Nếu hiểu vậy thì mới thấy chủ trương đoàn kết của ta là nhất quán ,không phải là sách lược nhất  thời "hết xôi rồi việc" được.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

10.CHIẾC BẢNG ĐEN

                                    Bảng đen . Tranh : Nguyễn Trung


Chiếc bảng đen yêu quý
Màu quê hương giản dị
Thơm mồ hôi tần tảo
Của  mẹ  ta  bền 


Ôi chiếc bảng chiếc bảng
Cuốn sách của đời tôi
Qua tay thầy có bạn
Tiếng chim hót đầy trời


Mỗi bữa ngước nhìn lên
Đời tương lai mở rộng
Gió  mới về lồng  lộng
Chất chứa một niềm tin


Sáng  nay  trời vẩn  đục
Tiếng bom rền chát chúa
Nixon –con bạch tuộc
Nuốt bảng rồi,một nửa



Thầy kê bảng cao hơn
Một bên vẽ thằng Mỹ
(Ồ cái  thằng mặt  khỉ
Độc ăn  thịt  trẻ  con)


Một  bên  chú  giải  phóng
Sừng sừng dáng hiên ngang
Đạp vạn giặc tấn công
Giành  mùa xuân Đại thắng

 

Thầy ơi cháu không thich
Vẽ thằng Mỹ làm chi
Đừng viết hoa chữ “Mỹ”
Nó phá mọi yên lành


Tô đậm chú giải phóng
Thêm nữa ,nữa thầy ơi !
Chú đi nở rộ chiến công
Cho quê thống nhất hoà bình


Ôi chiếc bảng ân tình
Công thầy em biết đến
Tổ quốc em gọi tên
Nhớ quê gắng học hành.


 Quế lâm (TQ),1972
HHP

9.MUỘN MÙA GIÓ



Hoài
gió thổi phóng khoáng 
hun hút chiều 
nghiêng về em tít tắp
Thấp thoáng bờ vai 
khẽ rung 
len lén quay đi  
ướt nhoè
 thả 
vương giọt đau

Mà tháng giêng xanh rộn rã 
tháng hai trắng đợi chờ 
tháng ba vàng ngờ ngợ
Chướng mút mùa 
quên năm tháng 
bát ngát rộng 
lăn tăn thẳm 
xô hết về em
Hửng nắng 
 lúa trời 
rụng rơi 
ghim xuống đất

Bước quá dốc cuộc đời 
gió thốc suốt sống lưng 
chiều trở lạnh
 nín im em 
đá dựng kiên gan
Ước gì hong khô
muộn mùa rét mướt
nụ hôn ấm áp
Đất đồng se 
hạt nảy mầm
một đời hoang hoải...

2/2012
HHP

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

8.LÀM NHƯ CHƠI


  Người cộng sản có lẽ nghiên cứu nhiều nhất về quy luật giá trị ,quy luật phổ biến của nền sản xuất hàng hoá.Từ đó thông thạo đưa ra thuyết giá trị sức lao động ,đòi hỏi được trả giá đúng để chống lại sự bóc lột giá trị thặng dư của CNTB.Chính thuyết đó đã thúc giục thế giới vô sản đứng lên xoá bỏ chế độ bóc lột người ,để chỉ mất đi xiềng xich nộ lệ mà được cả thế giới.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

7.PHÂN VÂN

Kết nạp Đảng .Tranh:Nguyễn Sáng


Sắp 30 tuổi Đảng
buồn vui
một thời trai trẻ
phấn đấu hoài
do xa rời quần chúng
ba năm
mới vào Đoàn
rồi cũng ba năm đối tượng Đảng
Cố gần quần chúng
nhưng vẫn mơ hồ
nào chị công nhân
này anh bốc vác
kìa Bác bảo vệ
Trăn trở đêm đêm
vẫn cái mặt khó gần
bột phát
lòi cái đuôi tiểu tư sản.

Thử thách
miệt mài
ý tứ kiệm lời
đạo mạo như nhà hiền triết
Riết rồi Đảng cũng gọi tên
mừng vui khôn xiết
run run vung tay
hô lời thề lý tưởng
Tự hào nhớ về Ba
đồng chí rồi
phải tiến lên thôi

Giữ gìn
day dứt sống tròn đạo lý
không nhỏ được
ơn nghĩa với đời
tháng năm vành vạnh
khôn dại mỉm cười
không khác được đâu
Còn chút an ủi
hưu vẫn  đi làm
 theo nhịp đời hối hả

Sinh hoạt chi bộ địa phương đúng kỳ
thương đồng chí lớn tuổi
hom hem tóc trắng
vẫn hăng say như thủa nào
chống tệ nạn bất công
rơi vào lạc lõng
Bản kiểm điểm nhiều năm từng ấy chữ
quen quen
hành chính hoá
tình yêu cùng lý trí

Lý tưởng xa mà thực tế gần
đồng chí gì bọn cơ hội 
sâu mọt hại dân 
cao ngạo giáo điều
giảng rao đạo đức
Tham nhũng ngày càng phổ biến
 khó mà xoay chuyển
 cạn dần lòng tin
Đảng lẽ nào không biết ?
Lũ xảo trá lắm chiêu trò nguỵ tạo
đừng để chết lâm sàng
Đảng của tôi ơi !


5/2012
HHP

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

6.CƠ CẤU KINH TẾ

Tranh: Kim Noble
              
   Quan sát tại các diễn đàn kinh tế ở các tỉnh thành ,thấy chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đã được nhìn nhận có chừng mực hơn,không thổi phồng lên như trước nhưng chỉ số cơ cấu kinh tế : Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (DCN) bổng nổi lên nhưmột hiện tượng khá “thời thượng”.Có thể đây là bước chuyển nhận thức đi vào bản chất sự phát triển coi trọng chất lượng hơn.Nhưng mặt khác cũng dể rơi vào “hội chứng” : họ sao mình vậy,tỷ lệ phát triển địa phương phải cao hơn Trung ương ,năm sau phải cao hơn năm trước…bất chấp sự khác biệt cũng như tình trạng thực tế ở mỗi nơi.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

5.KHẨU HIỆU

                                              Pho to:HHP
  Khẩu hiệu là lời văn ngắn gọn để biểu thị ý chí của một tổ chức hoặc đơn vị về một vấn đề  nào đó mà họ muốn thông báo cho bàn dân thiên hạ biết hay đơn giản hơn,là lấy lại tinh thần hoặc phát động một phong trào nội bộ.
 Từ thời phong kiến về trước chắc chẳng có khẩu hiệu đâu.Ở xã hội ấy vua là tối cao ,thần dân  nhận chiếu chỉ và thi hành ,kể cả việc chọn cái chết. Lệnh là lệnh ,cần gì giải thích và khuyến dụ mà khẩu hiệu.Hình thức câu đối,ca dao tục ngữ,cách ngôn...về nhân sinh quan là để hướng dẫn , điều chỉnh quan hệ xã hội. Khẩu hiệu  xuất hiện khi vận nước lâm nguy,vua cần phải kêu gọi và khích lệ toàn dân đứng lên cứu nước.Có lẽ "SÁT THÁT" là câu khẩu hiệu ngắn gọn nhất mà có sức lôi cuốn toàn dân Nam đứng lên chống quân Nguyên Mông.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

4.NHỚ TRƯỜNG SƠN


  Hớn hở vui mừng trước thắng lợi của dân tộc,sau ngày 30.4.1975 , lũ HSMN chúng tôi còn học phổ thông được trả về gia đình nuôi dưỡng.Ai cũng náo nức cho ngày đoàn viên này.
  Ngày ra đi lặn lội bằng đôi chân,ngày về vi vu trên những chiếc xe,dù là xe tải…cũng làm cả bọn lâng lâng như bay trên mây.Qua khỏi cầu Hiền lương,con đường QL 1A  rộng ra ,phẳng lì ,chạy thẳng vào Nam làm đứa nào cũng trầm trồ nhưng với thói quen “phê phán”của những người cộng sản nên”Ôi dào,tiền Mỹ đổ vào phục vụ chiến tranh mà nhưng sao trống huơ rất ít bóng cây thế?”.

   Qua Đá Nhảy ,núi Trường Sơn chạy ra tới biển;có bạn bốc phét :”Hồi đi trên Trường Sơn,đoàn của tau ra đâu đây tắm biển,đã lắm (?)’’.Nhìn dãy núi sẫm bá vai nhau như chào đón chúng tôi xuôi về Nam,tôi bỗng dậy lên ao ước được trở lại con đường ngày ấy mình lon xon ra Bắc.

3.ĐU DÂY

                                                              Photo:Trùng Dương

Đu dây thôi mình đi học
 Tim non sợ chút chút mà
   Pôkô sông nhòa mắt ướt
         Kinh hơn chim Mỹ(*)vù qua


           Trường với trò không chịu lớn
  Ồ cái chữ nhảy lung tung
  Cô giáo Kinh về cắm bản
            Bếp ấm thêm đèn sáng choang


Cứ thử đi đu một lần    
       Rộng cái nhìn xa thích lắm,
 Rồi con nít phải lớn lên
                 Đất nước mình vươn giàu mạnh.

1/6/2010
HHP

(*) Máy bay Mỹ