Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

6.CƠ CẤU KINH TẾ

Tranh: Kim Noble
              
   Quan sát tại các diễn đàn kinh tế ở các tỉnh thành ,thấy chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đã được nhìn nhận có chừng mực hơn,không thổi phồng lên như trước nhưng chỉ số cơ cấu kinh tế : Dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (DCN) bổng nổi lên nhưmột hiện tượng khá “thời thượng”.Có thể đây là bước chuyển nhận thức đi vào bản chất sự phát triển coi trọng chất lượng hơn.Nhưng mặt khác cũng dể rơi vào “hội chứng” : họ sao mình vậy,tỷ lệ phát triển địa phương phải cao hơn Trung ương ,năm sau phải cao hơn năm trước…bất chấp sự khác biệt cũng như tình trạng thực tế ở mỗi nơi.


Hình như mọi người đang thích cơ cấu kinh tế D-C-N  mà Dịch vụ từ 15-20% lên 40-45% ,Công nghiệp từ 20-30% lên 30-40% ,còn Nông nghiệp từ 40-50% xuống còn 5-15% lắm .Do phân công lao động xã hội và gia tăng chất lượng sự phát triển,tỷ trọng cơ cấu kinh tế mong muốn trên là xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển.Điều kiện thực trạng kinh tế nước ta muốn đạt tỷ lệ này chắc còn lâu lắm,nếu báo cáo trung thực.

Xét về mặt mậu dịch hàng hóa, người ta chia nền kinh tế thành hai lĩnh vực gồm kinh tế mềm(softomics) và kinh tế cứng (hard economic) .Phần kinh tế mềm chủ yếu là dịch vụ như tài chính – ngân hàng,du lịch,CNTT,bưu chính –viễn thông,sở hữu trí tuệ,thương quyền …phần kinh tế cứng biểu trưng bởi nền công nghiệp và nông nghiệp.

Tôi có một người bạn bác sĩ làm quản lý.Trong suy luận của mình ,anh hay viện dẫn so sánh những cơ cấu tổ chức với cơ thể con người.Đó cũng là cách liên tưởng hay hay dĩ nhiên có khập khiểng.

Cơcấu kinh tế được anh so sánh như sau:Dịch vụ là bộ não và hệ thống thần kinh;công nghiệp là bô xương,cơ thịt và da bao bọc thân người;nông nghiệp là lục phủ ngũ tạng.Dịch vụ dĩ nhiên có cốt vật chất nhỏ bé nhưng tầm quan trọng cũng như gía trị tinh thần sáng tạo của nó là rất lớn.Bộ xương là giá đỡ cơ thể con người như là ngành công nghiệp nặng mỗi quốc gia.Ngành này yếu kém ,mà anh ví như những ai bị bệnh về cột sống hoặc về gìa càng thấy nó cần thiết vô cùng.Cơ thịt là ngành công nhiệp nhẹ và phụ trợ rất quan trọng và phong phú.Tôi mĩm cười:”Từ da chẳng làm sao nghĩ ra được ngành công nghiệp nào cả ?”.Anh nheo mắt sâu hút:” Nó là ngành công nghiệp tạo ra hạ tầng cơ sở nền kinh tế như cầu cống đường sá,sân bay,cảng biển...đó ,ông ạ.”.Tôi tấn công:”Còn nông nghiệp của ông sao nhiều thứ thế?”.Anh bỉu môi:”Thế ông tưởng nông nghiệp chỉ có mỗi cái dạ dày chắc?”.Đuối lý,tôi gỡ gạt:”Tim phổi và hệ thống tuần hòan mà là nông nghiệp hả ông?”Anh đốp lại:”Đó,chính nó là công nghiệp chế biến nông hải sản.Tuy nhiện vì ít coi trọng công nghiệp chế biến nên mãi nông nghiệp của ta chẳng ngóc đầu lên được là phải.”.Tôi ngồi im,tỏ ra học hỏi:”Anh lý giải thế nào về gan mật đây?”.Anh dịu giọng như tự nói với mình:”Có thể là công nghệ sinh học trong nông nghiệp chăng ? Không phát triển được nó nên ngành nông nghiệp ta mãi vẫn vẹo vọ như quả dưa chuột héo.Nhưng mà,lý luận đâu phải là kinh viện,sự phân lọai so sánh nào cũng tương đối thôi ,ông ơi!”

Tôi bỗng vui lên và ngộ ra vài điều.
Một trí tuệ minh mẫn cần thăng hoa không thể phát triển trên một cơ thể ọp ẹpđược.Dĩ nhiên cá biệt có trường hợp một người tàn tật vượt qua số phận ,vươn lên khẳng định mình trong những ngành như CNTT đòi hỏi trí tuệcao nhưng chắc chắn là không phổ biến.Nền kinh tế mềm muốn phát triển vượt bậc chỉ có thể xây dựng trên cơ sở một nền kinh tế cứng hiện đại ,và ngược lại.Phát triển đi tắt đón đầu có thể được , nếu có tầm nhìn và đội ngũ lãnh tụ nhưSingapore. Với ta e là khó ,vì như anh học võ mới có vài miếng lận lưng mà đã ti toe thượng đài , không chết cũng bị thương
Thường một người có thể trạng vững chắc,khỏe mạnh dù chỉ có trí tụê vừa phải vẫn thành công trong cuộc đời,nếu họ chọn cho mình một công việc phù hợp.Trên nền tảng đó,họ biết trau dồi kinh nghiệm,tiếp thu được tri thức mới thì xác suất thành công và hiệu quả sẽ càng cao."Phi công bất phú,phi nông bất ổn",lời các cụ cấm có sai.Từ giàu muốn sang cần phải làm dịch vụ nhưng nếu không hiểu biết lại thành trọc phú "trưởng giả học làm sang" ngay.

Lại có người dù là trí thức nhất là tham gia quản lý nhưng không chịu trau dồi cập nhật kiến thức ,ít chịu khó rèn luyện thân thể để trở nên béo bệu ,”yếu nhiễu”làm cho cơ cấu sống của anh ta mất cân đối trầm trọng.Những “trí thức lệch nông nghiệp”này chắc sẽ nhận lãnh tại họa về sức khỏe chung sau đó cho bản thân và tập thể.Ác nỗi,những trí thức dỏm,nghị gật,lãnh đạo ba phải...hiện nay ở ta lại phổ biến nên càng khổ cho đất nước.
    Trở lại vấn đề cơ cấu kinh tế địa phương nên xây dựng như thế nào để đạt cơ cấu lý tưởng?Các nước Tư bản phát triển tuần tự và xen kẻ hỗn hợp từ nông nghiệp -công nghiệp chế biến-công nghiệp nhẹ-công nghiệp phụ trợ-công nghiệp nặng- dịch vụ nhưng ta nóng ruột muốn "đốt cháy giai đoạn" nên làm khác theo kiểu rất Việt nam.Muốn giảm tỷ trọng nông nghiệp à? Cứ duyệt nhiều dự án golf chiếm hàng trăm ha lúa là đạt nhiều mục đích ngay.Chỉ có người nông dân bị mất đất là nạn nhân,sống bơ vơ trên mãnh đất cha ông để lại.Muốn tỷ trọng công nghiệp tăng à?Tỉnh nào,huyện nào cũng mở khu công nghiệp rộng mênh mông (lại đuổi dân đền bù như cướp đất) ...để thả rông bò.
   Ôi vì thế để phát triển cân đối hài hòa cơ thể mỗi ngườicũng như cơ cấu kinh tế mỗi địa phương thật khó lắm thay !


 

5 nhận xét:

  1. D từ 20-30% lên 40-55% ,C từ 40-50% xuống 30-45% ,còn N từ 30-40% xuống 5-15% ...
    Cái não nghĩ nhiều mà ăn ít thì chỉ một thời gian ngắn nó ì ra ngay . Phát triển phải theo tự nhiên , hài hòa và cân đối . Cứ định hướng theo kiểu bất chấp quy luật thì chẳng mấy mà quay về cái máng .

    Trả lờiXóa
  2. @K6LS:Huynh so sánh hay quá,không khéo ta quay về cái máng lợn quá.Đọc báo cáo nghị quyết riết rồi chán với những con số vo tròn hoặc mơ mộng.CNH của các nước TB trãi qua hàng trăm năm đau đớn ,ta làm sao nhanh vậy,có mà mơ.Việc đặt ra cơ cấu trên có một hệ quả đau lòng:Cướp đất của nông dân (để hạ tỷ lệ tương đối và tuyệt đối nông nghiệp xuống chăng?),ủng hộ và tạo ra cớ để phát triển các khu du lịch resort hoặc đánh golf rộng vô tư,mở các khu công nghiệp bỏ trống để chăn bò.Đau lắm!

    Trả lờiXóa

  3. Vu Nho Ninh Binh

    15:09 6 thg 7 2012
    Thú vị!

    -->Cám ơn anh nhiều.
    KIM THANH

    13:36 5 thg 7 2012
    Bây giờ trên nói dưới chả buồn nghe rùi HHP ạ.

    -->Chết thật!

    Trả lờiXóa

  4. Thuyhung30475

    19:12 4 thg 7 2012
    Ở một thể chế không dám nhìn vào sự thật dù biết là sai trái nhưng vẫn tiếp tục nói láo,vậy đó.Ghé thăm bạn chúc bạn vui!

    -->Vậy đó,cám ơn bạn.
    hongloan

    15:18 4 thg 7 2012
    Gần đây HL có xem mấy bộ phim: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và bây giờ đang xem Đàn trời, thấy rất nhiều vấn đề nhức nhối được vạch ra. Thế nhưng...

    -->Nhiều vấn đề phải xới lên làm lại từ đầu nhưng bắt đầu từ đâu trước thì ta đang rối.Nhiều chuyên gia khuyên ưu tiên hàng đầu cho giáo dục vì nó tạo ra quyền lực mềm.

    Trả lờiXóa
  5. Hoavangmaydo

    11:06 4 thg 7 2012

    Món kinh tế hvmd tui mít đặc. Đọc bài của HHP hình như cũng vỡ ngộ được điều gì đó. Anh bạn HHP so sánh thú vị nhỉ! Cám ơn HHP!
    -->Thì cũng học dân gian thui cho dễ hiểu.

    Trả lờiXóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:

Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]